Quan điểm đổi mới quản lý luật sư trong cải cách tư pháp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận đổi mới quản lý luật sư ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 76 - 77)

Trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta đều nêu lên những quan điểm về đổi mới tổ chức và hoạt động bổ trợ tư pháp nói chung và luật sư nói riêng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VIII) đã nêu rõ:

Đổi mới quản lý nhà nước đối với các hoạt động luật sư... phù hợp với chủ trương xã hội hóa, kết hợp quản lý nhà nước với vai trò tự quản của các tổ chức nghề nghiệp. Đào tạo và phát triển đội ngũ luật sư có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phát huy vai trò của họ trong tư vấn pháp luật và trong tố tụng [21].

Tiếp tục tinh thần đó, Nghị quyết số 08 NQ/TƯ ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị (khóa IX) đã đề ra: "... bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác..." và "… các cơ quan tư pháp có trách nhiệm để luật sư tham gia vào quá trình tố tụng, tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên tòa..." [24].

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" khẳng định:

Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật sư; đề cao trách nhiệm của các tổ chức luật sư đối với thành viên của mình [25, tr. 6].

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn toàn quốc lần thứ X tiếp tục xác định nhiệm vụ: "Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020..." và "... phát huy sự đa dạng về tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ trong việc tham gia xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước...[26].

Trên cơ sở đó, công tác quản lý luật sư trong thời gian tới cần được thực hiện theo những quan điểm sau đây.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận đổi mới quản lý luật sư ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 76 - 77)