Đổi mới quản lý luật sư phải phù hợp với tính chất nghề nghiệp luật sư và thông lệ quốc tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận đổi mới quản lý luật sư ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 82 - 83)

và thông lệ quốc tế

Xuất phát từ chức năng xã hội, nhiệm vụ của luật sư ở Việt Nam và theo thông lệ quốc tế thì nghề luật sư là một nghề đặc thù. Luật sư không những chỉ bảo vệ quyền

và lợi ích của khách hàng mà còn phải bảo vệ lợi ích công cộng, bảo đảm thực thi pháp luật. Các luật sư hành nghề theo quy định của pháp luật nhưng đồng thời phải tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp và chịu sự quản lý chặt chẽ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

Dân chủ thực sự trong tổ chức và hoạt động của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư mới tạo ra được cơ chế quản lý luật sư có hiệu quả. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho nhà nước là cần phải xây dựng cơ chế dân chủ trong tổ chức và hoạt động của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư. Đồng thời, chính tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư cũng phải tạo ra cơ chế dân chủ để các thành viên của mình tham gia một cách đầy đủ vào quá trình tổ chức và hoạt động. Đổi mới quản lý luật sư phù hợp với tính chất nghề nghiệp luật sư đặt ra cho nhà nước ta phải xây dựng và thể hiện một cách đầy đủ nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, đồng thời từng bước xã hội hóa quản lý luật sư phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội.

Trong xu thế hội nhập quốc tế ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc Việt Nam chuẩn bị gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, tổ chức và hoạt động luật sư ở nước ta không thể đứng ngoài tiến trình đó. Vì vậy, đổi mới quản lý luật sư nhằm phát triển đội ngũ luật sư ngang tầm với thời đại, tạo cơ hội cho tổ chức và hoạt động luật sư ở nước ta hòa nhập và phát triển trong một mái nhà chung của nghề luật sư là một đòi hỏi khách quan, tất yếu.

3.2. Một số giải pháp đổi mới quản lý luật sư ở Việt Nam hiện nay

Xuất phát từ những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đổi mới quản lý luật sư ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Theo quan điểm của chúng tôi, để tạo ra sự đột phá nhằm phát triển nghề luật sư ở nước ta ngang tầm với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và đáp ứng hội nhập quốc tế của Việt Nam thì cần phải tiếp tục đổi mới quản lý luật sư.

Để công tác quản lý luật sư được thực sự đổi mới, Luật luật sư được thực thi trong cuộc sống, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau đây.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận đổi mới quản lý luật sư ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)