Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI (từ ngày 16/5 đến ngày 29/6 năm 2006) đã thông qua Luật luật sư và Nghị quyết về việc thi hành Luật luật sư. Ngày19/7/2006 Chủ tịch nước đã ký quyết định công bố Luật luật sư và Nghị quyết về việc thi hành Luật luật sư. Luật luật sư và Nnghị quyết về việc thi hành Luật luật sư có hiệu lực từ ngày 01/01/2007.
Nếu như Pháp lệnh luật sư năm 2001 là bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế luật sư ở nước ta, đưa chế định luật sư của nước ta xích gần với thông lệ quốc tế, thì Luật luật sư được Quốc hội khóa XI thông qua là sự tiếp tục hoàn thiện chế định luật sư. Luật luật sư ra đời với hiệu lực pháp lý cao hơn sẽ góp phần nâng cao vị trí của luật sư và nghề luật sư trong xã hội, tạo thuận lợi lớn cho hoạt động hành nghề của các luật sư nhằm góp phần đắc lực hơn nữa trong sự nghiệp bảo vệ công lý, hội nhập và phát triển kinh tế, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Luật luật sư không chỉ nâng cao vị thế của luật sư trong xã hội, mà còn đưa luật sư của nước ta từng bước lên ngang tầm với luật sư của các nước trên thế giới và trong khu vực.
Luật luật sư đã dành Chương VII với hai điều quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, nội dung quản lý nhà nước về luật sư và chế độ tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. Theo đó, trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư bao gồm Chính phủ, Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Nội dung quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư của Bộ Tư pháp là: Xây dựng và trình Chính phủ quyết định chiến lược và chính sách phát triển nghề luật sư; xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành, hướng dẫn theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về luật sư; quy định chương trình khung đào tạo nghề luật sư; phối hợp với Bộ Tài chính quy định học phí đào tạo nghề luật sư; quản lý, tổ chức việc đào tạo nghề luật sư; cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư; cấp, thu hồi, gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài; cấp, thu hồi Giấy phép thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; phê duyệt Điều lệ tổ chức luật sư toàn quốc; tổng kết, báo cáo Chính phủ về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư; thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư; quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác quốc tế về luật sư; đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi những quy định, quyết định và nghị quyết của tổ chức luật sư toàn quốc trái với quy định của Luật này.
Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.
Nội dung quản lý của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm: Cho phép thành lập Đoàn luật sư; quyết định việc giải thể Đoàn luật sư; phê duyệt Điều lệ Đoàn luật sư; tổ chức cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; kiểm tra, thanh tra, xử lưý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi những quy định, quyết định và nghị quyết của Đoàn luật sư trái với quy định của Luật; định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương; thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư tại địa phương; các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thực hiện tự quản luật sư và hành nghề luật sư theo quy định của Luật và Điều lệ của mình. Tổ chức
xã hội - nghề nghiệp của luật sư phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý về luật sư.
Có thể khẳng định rằng, Luật luật sư được ban hành là một trong những phương tiện chủ yếu, cơ bản để đổi mới công tác quản lý luật sư trong giai đoạn hiện nay ở nước ta thể hiện ở những điểm sau đây:
Một là, lần đầu tiên nhà nước đã xây dựng, ban hành Luật luật sư, một văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn, tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho tổ chức và hoạt động luật sư ở nước ta. Luật luật sư đã mở rộng phạm vi điều chỉnh, theo đó những quy định về việc hành nghề của luật sư nước ngoài, tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này. Đây là cơ sở pháp lý cho việc quản lý thống nhất về tổ chức và hoạt động luật sư.
Hai là, Luật luật sư đã cụ thể hóa những nội dung quản lý luật sư bao gồm nội dung quản lý nhà nước về luật sư và nội dung quản lý về luật sư của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; phân định rõ thẩm quyền quản lý của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư ở trung ương và địa phương.
Ba là, Luật luật sư đã quy định hoàn chỉnh hệ thống tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư từ trung ương đến các địa phương, đó là tổ chức luật sư toàn quốc và Đoàn luật sư ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Với việc quy định về tổ chức luật sư toàn quốc và nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức này, Luật luật sư đã tăng cường đáng kể vai trò tự quản của tổ chức luật sư. Cụ thể là tổ chức luật sư toàn quốc sẽ ban hành Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư (thay thế Quy tắc mẫu do Bộ Tư pháp ban hành như hiện nay); phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc ban hành quy chế tập sự hành nghề luật sư, đào tạo nghề luật sư, kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Tổ chức luật sư toàn quốc còn được giao quyền cấp, thu hồi Thẻ luật sư, quy định mẫu trang phục luật sư tham gia phiên tòa... Việc tổ chức bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề và tổng kết, trao đổi kinh nghiệm hành nghề luật sư trong cả nước cũng thuộc thẩm quyền của tổ chức luật sư toàn quốc. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật và các quyết định khác của Ban chủ nhiệm các Đoàn luật sư cũng được giao cho tổ chức luật sư toàn quốc. Đoàn luật sư và tổ chức luật
sư toàn quốc tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật luật sư và Điều lệ của tổ chức mình. Điều lệ của Đoàn luật sư do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt, Điều lệ của tổ chức luật sư toàn quốc do Bộ Tư pháp phê duyệt sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Tuy nhiên, vấn đề quản lý luật sư theo quy định của Luật luật sư còn có một số vấn đề cần tiếp tục làm rõ, cụ thể là:
Thứ nhất, mặc dù Luật luật sư đã điều chỉnh cả tổ chức và hành nghề của luật sư Việt Nam và hành nghề của luật sư nước ngoài, tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam nhưng chỉ thuần túy là sự ghép lối hai văn bản pháp luật khác nhau là Pháp lệnh luật sư năm 2001 và Nghị định số 87/2003/NĐ-CP ngày 22/7/2003 của Chính phủ về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Luật luật sư chưa làm rõ mối quan hệ giữa luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài tại Việt Nam; giữa tổ chức luật sư Việt Nam, tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam; giữa luật sư nước ngoài với tổ chức luật sư toàn quốc và Đoàn luật sư v.v... Do đó, công tác quản lý tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thi hành Luật luật sư. Đặc biệt là công tác quản lý của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư đối với luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
Thứ hai, nội dung quản lý nhà nước được Luật luật sư quy định còn mang tính chất dàn trải, hình thức. Việc Luật luật sư quy định nội dung quản lý, thẩm quyền quản lý nhà nước về luật sư như vậy chưa thể hiện sự phân cấp mạnh mẽ đáp ứng nhiệm vụ cải cách hành chính hiện nay. Cơ quan quản lý nhà nước về luật sư ở trung ương chưa thực sự là cơ quan thực hiện những nội dung mang tầm vĩ mô, trong khi ở địa phương quy định thẩm quyền quản lý về luật sư còn rất chung chung.
Quá trình soạn thảo Luật luật sư, có ý kiến cho rằng Luật chỉ quy định thẩm quyền quản lý nhà nước về luật sư đến ủy ban nhân dân cấp tỉnh chứ không thể quy định thẩm quyền quản lý nhà nước về luật sư cho cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, thực tế quản lý nhà nước về luật sư trong thời gian qua cho thấy văn bản pháp luật càng quy định cụ thể thẩm quyền quản lý, nội dung quản lý cho cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ
quan quản lý theo ngành dọc thì mới đảm bảo quản lý có hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy, Luật luật sư không thể quy định chung chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền mà cần phải quy định Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh giúp ủy ban nhân dân thực hiện quản lý nhà nước về luật sư tại địa phương. Theo chúng tôi, quan điểm này là phù hợp bởi xét tính hiệu quả của hoạt động quản lý đối với nghề nghiệp có tính đặc thù. Hơn nữa, cũng phù hợp với quan điểm hiện nay là văn bản pháp luật được ban hành cần rõ ràng, cụ thể, tránh hiện tượng sau khi Luật được ban hành thì cần phải có những văn bản hướng dẫn khác.
Thứ ba, xử lý vi phạm hành chính đối với luật sự, tổ chức hành nghề luật sư là một nội dung rất quan trọng nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước, nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả quản lý đối với luật sư và hành nghề luật sư, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, tuân thủ pháp luật của luật sư trong hành nghề. Luật luật sư đã dành Mục 2 Chương VII quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư. Tuy nhiên, hành vi vi phạm của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, thẩm quyền và thủ tục xử lý vi phạm thì Luật luật sư không quy định mà thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Ngày 2/8/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp. Tuy nhiên, nghị định lại căn cứ vào Pháp lệnh luật sư năm 2001, quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt trong hoạt động hành nghề luật sư, bao gồm hành vi vi phạm quy định trong hoạt động hành nghề luật sư, hành vi vi phạm quy định về tổ chức, hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư. Vì vậy, nghị định chưa quy định toàn diện hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt, đặc biệt chưa quy định hành vi vi phạm của người tập sự hành nghề luật sư, tổ chức và hoạt động của Tổ chức Luật sư toàn quốc, các Đoàn luật sư. Để những quy định của Luật luật sư thực sự đi vào cuộc sống, Nhà nước cần bổ sung những quy định về xử lý vi phạm đối với người tập sự hành nghề luật sư, tổ chức và hoạt động của Tổ chức Luật sư toàn quốc, các Đoàn luật sư.
Thứ tư, tổ chức luật sư toàn quốc, Đoàn luật sư có vai trò rất lớn trong công tác quản lý luật sư nhưng Luật luật sư chỉ quy định mang tính nguyên tắc về nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn luật sư và tổ chức luật sư toàn quốc. Tổ chức luật sư toàn quốc, Đoàn luật sư hoạt động theo Điều lệ của mình. Việc Luật luật sư quy định như vậy làm cho hoạt
động quản lý luật sư gặp nhiều khó khăn bởi nhà nước sẽ không có "chiếc gậy" để kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, đồng thời thiếu căn cứ pháp lý để xử lý vi phạm pháp luật đối với tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư khi có vi phạm.
Xuất phát từ tính chất đặc thù của nghề luật sư nên tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư có vị trí, vai trò quan trọng trong công tác quản lý luật sư. Vì vậy, Luật luật sư với tính cách là văn bản pháp luật chuyên ngành cần quy định rõ, cụ thể về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thuộc Đoàn luật sư, tổ chức luật sư toàn quốc, Điều lệ của thuộc Đoàn luật sư, tổ chức luật sư toàn quốc. Điều này hoàn toàn không hạn chế quyền tự quyết của Đoàn luật sư, tổ chức luật sư toàn quốc mà nhằm bảo đảm cho việc thực hiện chức năng tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư và quản lý nhà nước về luật sư.
Thứ năm, Luật luật sư mới chỉ quy định về hình thức và thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật của Đoàn luật sư mà không quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xem xét, xử lý kỷ luật của Đoàn luật sư.
Vấn đề xử lý kỷ luật đối với luật sư vi phạm Điều lệ của Đoàn luật sư, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư là vấn đề nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của cá nhân luật sư, đặc biệt là quyền hành nghề của luật sư. Vì vậy, để việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với luật sư vi phạm được thực hiện một cách khách quan, chặt chẽ, chính xác, đúng pháp luật, hạn chế tình trạng khiếu nại, kiện cáo của luật sư thì Luật luật sư cần quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật luật sư là cần thiết và phù hợp. Hơn nữa, pháp luật về luật sư của nhiều nước cũng có những điều, chương riêng quy định cụ thể, chi tiết về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với luật sư. Ví dụ, Thái Lan, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Anh, Pháp.
Thứ sáu, tổ chức luật sư toàn quốc có vai trò quan trọng trong việc phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. Sự hình thành tổ chức luật sư toàn quốc sẽ hoàn thiện hệ thống tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư từ trung ương đến địa phương tạo ra cơ chế phối hợp tốt hơn trong hoạt động quản lý luật sư giữa cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. Luật luật sư là cơ sở pháp
lý cho việc hình thành tổ chức luật sư toàn quốc. Vì vậy, Nhà nước sớm cho phép thành