Nghiên cứu khảo sát trên quy mô rộng, toàn diện

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam (Trang 88 - 91)

- Về mức hưởng chế độ hưu trí: Hiện nay, mức hưởng chế độ hưu trí

3.5.6. Nghiên cứu khảo sát trên quy mô rộng, toàn diện

Trong thời gian qua, mặc dù đã có một số cơ quan tiến hành điều tra khảo sát về lao động khu vực phi chính thức và sự tham gia BHXH, BHYT của khu vực này nhưng quy mô chỉ giới hạn ở mức điểm, thí điểm, điển hình nên chưa có một đánh giá có độ chính xác cao. Do đó, cần có những cuộc điều tra khảo sát quy mô toàn quốc, toàn diện đối với khu vực phi chính thức nói chung và các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức nói riêng thì mới có cơ sở để ban hành chính sách được sát với thực tế, đảm bảo quyền lợi cho người dân.

KẾT LUẬN

Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Triển khai thực hiện chính sách BHXH để đảm bảo về mặt vật chất, tinh thần cho mọi người tham gia và hưởng các chế độ BHXH ở mọi thành phần, khu vực kinh tế. BHXH tự nguyện đóng vai trò quan trọng trong hệ thống ASXH của một quốc gia trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, nhất là những quốc gia đang phát triển, ở đó, lực lượng lao động làm việc trong khu vực phi chính thức đang chiếm một tỷ lệ lớn. Một quốc gia đang phát triển trong điều kiện hiện nay, muốn tồn tại và phát triển nhanh, vượt ra khỏi tình trạng kém phát triển, không thể không quan tâm giải quyết vấn đề ASXH, trong đó BHXH tự nguyện được xem là một trong những vấn đề trọng tâm.

Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH và ASXH tiến tới áp dụng chế độ BHXH cho mọi người lao động là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ mới. Chính vì vậy, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành BHXH nhằm mục tiêu cụ thể hóa chủ trương đó. Luật BHXH quy định về BHXH tự nguyện cũng đã được ban hành và thực hiện, tuy nhiên kết quả tham gia BHXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức còn quá ít.

Với thực trạng đó, luận văn đã đi sâu phân tích, chứng minh làm rõ thêm cơ sở lý luận về BHXH tự nguyện; Đánh giá được thực trạng của lao động khu vực phi chính thức, đánh giá nhu cầu, điều kiện khả năng và phân tích, đánh giá được các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH; Dự báo khả năng, định hướng phát triển BHXH đến năm 2015 và đưa ra một số giải pháp để phát triển BHXH tự nguyện trong thời gian tới.

Từ thực tế nghiên cứu của đề tài "Phát triển bảo hiểm xã hội tự

nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam đến năm 2015", tác giả xin kiến

nghị một số vấn đề sau:

1. Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan

- Chính phủ cần có sự quan tâm hỗ trợ cụ thể cho người lao động tham gia BHXH.

- Cần sớm nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện BHXH tự nguyện nói chung và khu vực phi chính thức nói riêng qua 2 năm thực hiện và có những điều chỉnh kịp thời về chính sách cho phù hợp.

- Có cơ chế trích lệ phí cho công tác thu, chi BHXH tự nguyện.

2. Đối với BHXH Việt Nam

- Tổ chức, khảo sát trên quy mô cả nước về nhu cầu và khả năng tham gia BHXH tự nguyện đối với người lao động khu vực phi chính thức.

- Tăng cường, khuyến khích BHXH các tỉnh, thành phố đẩy mạnh việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

- Tăng cường công tác tuyên truyền để người lao động có nhận thức rõ hơn về BHXH tự nguyện.

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam (Trang 88 - 91)