Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam (Trang 86 - 87)

- Sự hỗ trợ của Nhà nước:

3.5.5. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội tự nguyện

hội tự nguyện

Theo luật định, BHXH Việt Nam là tổ chức sự nghiệp Nhà nước có nghĩa vụ thực hiện thu - chi BHXH nói chung, BHXH tự nguyện nói riêng. Bộ LĐTB&XH là cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH, kể cả BHXH tự nguyện.

Tuy nhiên, để triển khai BHXH tự nguyện, BHXH Việt Nam phải hình thành tổ chức chuyên quản lý sự nghiệp BHXH tự nguyện từ trung ương đến địa phương. Nhu cầu cán bộ cho sự nghiệp này sẽ rất lớn và tăng dần theo quy mô phát triển của BHXH tự nguyện. Song do đặc điểm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu là lao động khu vực phi chính thức nêu trên, nên tổ chức, bộ máy và cán bộ sẽ phải lớn hơn và nhiều hơn mới đảm đương được công việc. Hiện nay, việc thu chi quỹ BHXH bắt buộc thì đơn vị BHXH tỉnh, huyện trực tiếp thực hiện sẽ được trích tỷ lệ % trên tổng mức thu, chi để chi cho các đại lý tại xã, phường làm công tác thu, chi, nhưng riêng việc thu BHXH thuộc đối tượng tự nguyện thì không có cơ chế để trích khoản lệ phí này, do đó không có kinh phí đề chi cho đại lý, cộng tác viên và không khuyến khích đơn vị BHXH cũng như cán bộ tích cực mở rộng đối tượng. Vì vậy, cần phải có sự hỗ trợ kinh phí cho việc mở rộng khai thác đối tượng này bằng cách tăng kinh phí bộ máy, trích từ lãi tăng trưởng để bù đắp những chi phí quản lý, đi lại, chi đại lý...

Vấn đề rất quan trọng về mặt tổ chức để triển khai thực hiện BHXH tự nguyện là hình thành mạng lưới liên kết hoặc cộng tác viên ở cơ sở. Kinh nghiệm của bảo hiểm thương mại là phải xây dựng được mạng lưới marketing

tiếp cận từng hộ gia đình để nắm tình hình, khả năng đóng, vận động và khi họ tham gia thì theo dõi, tư vấn, giám sát đối tượng. BHXH Việt Nam cần nghiên cứu mô hình liên kết với các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội nghề nghiệp và phi chính phủ; đồng thời thiết lập hệ thống cộng tác viên ở cấp cơ sở (có thể sử dụng mạng lưới cộng tác viên là các cán sự xã hội) để thực hiện.

- Cần thực hiện tốt hơn nữa việc đào tạo và tái đào tạo trình độ nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật cho lao động. Giải pháp này tác động trực tiếp giúp cho nhu cầu của nhà tuyển dụng và người lao động gặp nhau. Để thực hiện thành công giải pháp này, phải chi ngân sách hỗ trợ chi phí đào tạo cho người lao động và tuyên truyền mạnh mẽ tầm quan trọng của việc đào tạo và tái đào tạo đến với người lao động, vì lợi ích lâu dài để mọi người tham gia vào các lớp đào tạo nghề. Bên cạnh việc đào tạo tại các trường, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề thì cần chú trọng phát triển các hình thức đào tạo tại các làng nghề truyền thống và xây dựng các tiêu chuẩn để định kỳ tổ chức cho người lao động có cơ hội sát hạch để cấp chứng chỉ hành nghề cho lao động.

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w