Quan điểm cụ thể

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam (Trang 60 - 63)

- Tham gia từ 15 năm Tham gia từ 610 năm

c. Nguyên nhân hạn chế của BHXH khu vực phi chính thức

3.1.2. Quan điểm cụ thể

a) Chính sách BHXH cho mọi đối tượng phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế và mức sống chung của cộng đồng.

Trước hết là của người làm công ăn lương, người có thu nhập khá trở lên trong khu vực phi chính thức. Theo kinh nghiệm quốc tế, một quốc gia có hệ thống BHXH phát triển là quốc gia có GDP bình quân đầu người tương đối cao. Trình độ phát triển BHXH của một quốc gia phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế. Nước ta có mức bình quân GDP đầu người mới vượt qua ngưỡng các nước nghèo nhất trên thế giới (năm 2010 dự báo đạt 1200 USD/ người), thì chính sách BHXH không thể áp dụng một chế độ đóng góp cao ngay được và không thể mở rộng đối tượng một cách tràn lan cho tất cả mọi người, mà phải mở rộng dần với bước đi thích hợp, nhất là đối với khu vực phi chính thức là nơi có việc làm chưa ổn định, việc làm giá trị thấp và thu nhập thấp.

Chính sách BHXH thấp và tiến dần đến cao, từ trọng điểm mở rộng dần ra cho mọi đối tượng là sự lựa chọn không thể khác được đối với một nước còn nghèo như nước ta.

Để phát triển BHXH khu vực phi chính thức phù hợp với khả năng của nền kinh tế và khả năng tham gia của người lao động, vấn đề quan trọng nhất là phải tạo ra các điều kiện cần và đủ, nhất là điều kiện đủ.

Khi bàn về sự cần thiết phải thực hiện BHXH cho lao động khu vực phi chính thức, chính là phân tích điều kiện cần của loại BHXH này. Điều

kiện cần mới chỉ phản ánh được nguyện vọng, ước muốn và tính bức xúc của nó, mà chưa nói lên được tính khả thi. Để thực hiện được BHXH cho đối tượng này phải nghiên cứu các điều kiện đủ của nó. Có thể nêu lên một số điều kiện sau đây:

- Điều kiện tiên quyết và trực tiếp của BHXH cho đối tượng này là sự phát triển sản xuất và hiệu quả kinh doanh của các chủ thể; lao động khu vực này muốn tham gia BHXH phải có năng lực đóng BHXH từ nguồn thu nhập của mình. Điều đó có nghĩa là các chủ thể sản xuất kinh doanh phải kinh doanh có lãi, đảm bảo thu nhập cho lao động và có khả năng đóng BHXH theo quy định. Bởi vậy, nhất thiết phải đánh giá tổng thể tình hình đang hoạt động hiện nay và trong tương lai, từ đó mới có cơ sở đề xuất chủ trương thực hiện BHXH cho đối tượng này. Về nguyên tắc, có thể Nhà nước quy định mức đóng và hưởng cũng như các chế độ BHXH riêng cho đối tượng tham gia BHXH thuộc khu vực phi chính thức với mức thấp hơn khu vực chính thức (BHXH bắt buộc) để tạo điều kiện mở rộng dần độ bao phủ.

- Quỹ BHXH, phải đảm bảo nguyên tắc tính vững chắc, bảo toàn và phát triển, không được thâm hụt hoặc đổ bể và được Nhà nước bảo trợ khi cần thiết (nhất là trong các điều kiện rủi ro của chiến tranh, thiên tai, khủng hoảng kinh tế...), đồng thời chịu sự quản lý của Nhà nước. Quỹ BHXH cho đối tượng này hạch toán riêng nhưng vẫn nằm trong hệ thống của BHXH Việt Nam.

- Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH cho lao động khu vực phi chính thức phải có bước đi thích hợp, không thể làm ồ ạt, tràn lan, mà phải làm thí điểm để rút kinh nghiệm và mở rộng dần từng bước vững chắc.

- Riêng BHXH tự nguyện cho đối tượng này phải trên cơ sở người tham gia BHXH nhận thức rừ lợi ích của BHXH mà tự nguyện tham gia, không nên ép buộc họ. Song khi họ quyết định tham gia rồi thì phải thông qua một hình thức cam kết bằng văn bản có giá trị pháp lý (chẳng hạn hợp đồng

BHXH tự nguyện) được ký kết đôi bên để ràng buộc trách nhiệm giữa cơ quan BHXH và người tham gia BHXH, đồng thời cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của họ để họ tự nguyện tham gia lâu dài.

Trong khu vực phi chính thức do không có quan hệ lao động hoặc có quan hệ lao động nhưng rất sơ khai đơn giản, nên cần thiết phải có sự phân loại lao động để có chính sách BHXH thích hợp:

- Đối với lao động làm thuê, lao động tự do, lao động nhập cư làm thuê khu vực tư nhân nếu có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên được tham gia BHXH bắt buộc. Nếu dưới 3 tháng thì BHXH được tính vào tiền công, tiền lương để người lao động tự lo BHXH hoặc tham gia BHXH tự nguyện.

- Đối với lao động phi nông nghiệp ở nông thôn thu nhập chủ yếu từ hoạt động phi nông nghiệp, không có quan hệ lao động, do đó người lao động có thể tự quyết định tham gia BHXH tự nguyện.

- Đối với lao động tự làm trong kinh tế hộ gia đình nông nghiệp (nông dân), cũng là lao động không có quan hệ lao động và họ có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Nguyên tắc cơ bản của chính sách BHXH tự nguyện cho lao động khu vực phi chính thức là sự tham gia tự nguyện của người lao động khi còn trong độ tuổi lao động và có việc làm, có thu nhập đóng góp vào quỹ BHXH tự nguyện. Thuận lợi cơ bản là chính sách BHXH tự nguyện cho khu vực phi chính thức phù hợp với chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về BHXH cho người lao động trong mọi khu vực, được thể chế hóa trong luật BHXH và được tập trung chỉ đạo thực hiện. Mặt khác, nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của lao động khu vực phi chính thức là rất lớn, khi nhà nước có chính sách thì họ sẽ nhiệt tình tham gia.

b) Mức đóng phí BHXH phải phù hợp với thu nhập của người lao động. Nếu đóng thấp thì mức chi trả bảo hiểm cũng thấp, chỉ có ý nghĩa về

tinh thần, không có ý nghĩa về mặt kinh tế, ổn định đời sống người lao động lúc tuổi già; nhưng nếu đóng cao thì người lao động lại không có khả năng, vỡ quỹ là không khó tránh khỏi. Để có mức phí thích hợp cần nghiên cứu và điều tra ở quy mô lớn về nhu cầu và khả năng đóng BHXH của lao động khu vực phi chính thức. Tức là phải phân tích thu nhập, hạch toán cân đối thu - chi ngân sách của các Hộ gia đình, trên cơ sở đó xác định mức đóng góp của người tham gia Bảo hiểm một cách hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w