Tạo mọi điều kiện để người lao động khu vực phi chính thức có thể tiếp cận thuận lợi và dễ dàng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam (Trang 82 - 83)

- Sự hỗ trợ của Nhà nước:

3.5.3. Tạo mọi điều kiện để người lao động khu vực phi chính thức có thể tiếp cận thuận lợi và dễ dàng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

có thể tiếp cận thuận lợi và dễ dàng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo định nghĩa, khu vực phi chính thức ít có sự kiểm soát của nhà nước. Làm thế nào để nhà nước có thể can thiệp nhằm thiết lập một mối liên hệ với khu vực phi chính thức thực sự là một thách thức lớn. Để khắc phục vấn đề này, nhà nước cần hỗ trợ qua chính sách thuế, hoặc tổng quan hơn là các chính sách khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa. Những biện pháp tổng thể nhằm khuyến khích khu vực tư nhân ở Việt Nam dường như chủ yếu hướng tới các doanh nghiệp lớn cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, các cơ sở xuất kinh doanh vi mô cần phải được đặc biệt quan tâm. Chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng một khuôn khổ chính thức để phát triển các cơ sở tài chính vi mô đang trong quá trình hình thành và các hộ xuất kinh doanh cá thể với quy mô rất nhỏ có thể là đối tượng được hưởng lợi từ biện pháp như vậy.

Các chính sách thuế vừa là một công cụ phân chia phúc lợi, nhưng đồng thời cũng là một công cụ cải cách khu vực tư nhân. Trên quan điểm hạn chế sự bất bình đẳng, mà vẫn khuyến khích tăng trưởng kinh tế, phân tích tác động các chính sách thuế hiện hành.

Bên cạnh đó, với phương pháp riêng để theo dõi, đánh giá tác động của các chính sách công, chúng ta có thể cùng lúc đánh giá các chính sách thuế, các chính sách khuyến khích hay hỗ trợ doanh nghiệp (ví dụ, có thể phát triển các cơ sở tín dụng vi mô), cũng như các chính sách về việc làm. Đánh giá ảnh hưởng của các chính sách này đối với hiệu quả hoạt động của các cơ sở xuất kinh doanh phi chính thức và rộng hơn nữa là tác dụng của các chính sách này đối với sự phát triển của khu vực phi chính thức là rất cần thiết. Những

phương pháp mới nhất để theo dõi, đánh giá các chính sách công được vận dụng ở đây, biết rằng những phương pháp này vẫn chưa được sử dụng rộng rói để phân tích cách thức hoạt động và các phản ứng từ khu vực phi chính thức.

Đặc điểm của lao động khu vực phi chính thức là không nằm trong một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân (doanh nghiệp), mà chủ yếu là làm việc trong hộ gia đình (nhất là ở nông thôn); độ phân tán cao, thường xuyên di chuyển và trình độ dân trí thấp; không hạch toán thu nhập rõ ràng… Do đó, việc tiếp cận BHXH tự nguyện là trực tiếp. Bởi vậy, nếu không tạo điều kiện thuận lợi cho họ thì khả năng tham gia là rất hạn chế.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện, cần phải thực hiện các giải pháp sau:

- Sử dụng sổ BHXH tự nguyện thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Mỗi người lao động tham gia BHXH tự nguyện đều được gán một mã số riêng. Tiến tới sử dụng thẻ điện tử để có thể sử dụng linh hoạt, cơ động trong quá trình di chuyển lao động. Trong trường hợp người lao động từ khu vực chính thức chuyển sang khu vực phi chính thức và ngược lại đều có thể theo dõi được liên tục và thuận tiện.

- Có thể mở rộng thêm phương thức đóng phí BHXH tự nguyện để người lao động lựa chọn tham gia thêm mức đóng 9 tháng hoặc 1 năm/lần.

- Hàng năm định kỳ thông tin cho người lao động biết về sự tham gia BHXH tự nguyện của họ.

- Có thể liên kết và sử dụng hệ thống tổ chức quần chúng, phi chính phủ hỗ trợ người lao động trong việc tham gia BHXH tự nguyện (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên,…).

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam (Trang 82 - 83)