Hệ thống văn bản pháp quy về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam (Trang 39 - 40)

- Tham gia từ 15 năm Tham gia từ 610 năm

2.2.2.1.Hệ thống văn bản pháp quy về bảo hiểm xã hội tự nguyện

2, Tỷ lệ số người chưa tham gia

2.2.2.1.Hệ thống văn bản pháp quy về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Năm 2006, Luật BHXH đã được thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2007. Trong đó, có 1 chương (chương 4) với 9 điều quy định chế độ BHXH tự nguyện áp dụng cho lao động làm việc không thuộc đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc. Để triển khai thực hiện, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 190/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và BHXH Việt Nam đã ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn về BHXH tự nguyện cho người lao động, gồm:

- Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXH ngày 31/01/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 190/2007/NĐ-CP.

- Nghị định số 134/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ về điều chỉnh thu nhập tháng đó đóng BHXH đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện.

- Thông tư số 02/2009/TT-BLĐTBXH ngày 15/01/2009 hướng dẫn điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện theo Nghị định 134/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ.

- Thông tư số 04/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/01/2010 điều chỉnh thu nhập tháng đó đóng BHXH đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện.

- Quyết định 41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 về chuyển BHXH nông dân Nghệ An sang BHXH tự nguyện (Thông tư 12/2009/TT-BLĐTBXH ngày 28/4/2009 hướng dẫn thực hiện).

- Công văn số 1564/BHXH- BT ngày 2/6/2008 của BHXH Việt Nam về việc Hướng dẫn thủ tục tham gia và giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện.

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam (Trang 39 - 40)