Trình độ học vấn của lao động khu vực phi chính thức

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam (Trang 29 - 32)

Như trên đã nêu, lao động khu vực phi chính thức gồm những người làm việc trong các doanh nghiệp quy mô sản xuất nhỏ, tự tạo việc làm, làm thuê... nên có trình độ đào tạo rất thấp. Trình độ học vấn là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến lao động, việc làm và thu nhập của lao động khu vực phi chính thức. Do công việc làm không yêu cầu phải qua đào tạo cao và không có điều kiện để được đào tạo. Mặt khác, thực tế ở các thành phố lớn nước ta cho thấy, có nhiều xuất phát điểm khác nhau để người lao động tham gia vào khu vực kinh tế này, nhưng những hạn chế về năng

lực, kiến thức và vật chất là nguyên nhân chính buộc người lao động phải bước vào con đường này. Từ xuất phát điểm của sự nghèo đói, thất học, người lao động lại tiếp tục gia nhập vào một thị trường lao động mà cơ hội để học hỏi, hòa nhập với sự phát triển xã hội dường như không có. Song song với nó là một mức thu nhập thấp, rủi ro tai nạn lao động và khả năng không được đền bù rất cao...Vì nghèo nên nhiều người phải tham gia khu vực kinh tế phi chính thức và sau một thời gian làm việc ở đó, chưa chắc gì họ thoát khỏi cảnh nghèo. Cứ thế, như một vòng luẩn quẩn, người lao động khu vực kinh tế phi chính thức đối mặt với hết rủi ro này đến thiệt thòi khác. Những số liệu ở sau sẽ minh chứng cho vấn đề này:

Bảng 2.1: Trình độ học vấn của lao động khu vực phi chính thức

Tổng số (%) 100.00

Tốt nghiệp tiểu học trở xuống 8.90 Tốt nghiệp trung học cơ sở 39.94 Tốt nghiệp phổ thông trung học 31.23 Sơ cấp/ công nhân kỹ thuật 4.11

Trung cấp 8.29

Cao đẳng/ đại học trở lên 7.53

Nguồn: [31, tr. 28].

Bảng số liệu trên cho thấy lao động làm việc trong các khu vực phi chính thức thường có trình độ học vấn và trình độ tay nghề tương đối thấp. Chỉ có 19,93% những người được điều tra có trình độ đào tạo kỹ thuật, trong đó có 7,53% được tạo tạo ở trình độ cao đẳng/ đại học trở lên, đại đa số lao động khu vực này chủ yếu có trình độ học vấn từ phổ thông trung học trở xuống, chiếm 80,07% tổng số lao động đã được điều tra. Đặc biệt số lao động có trình độ từ trung học cơ sở trở xuống chiếm 48,84% tổng số người được điều tra. Chính do trình độ hạn chế nên dẫn tới khả năng nhận thức của người

lao động về các chính sách kinh tế xã hội nói chung và chính sách BHXH nói riêng rất hạn chế.

Trình độ hạn chế dẫn đến người lao động khó có thể tìm được công việc làm tốt, thu nhập không cao và thiếu ổn định. Bảng 2.2 dưới đây phản ánh mối quan hệ giữa trình độ học vấn và mức thu nhập của người lao động:

Bảng 2.2: Trình độ học vấn ảnh hưởng đến thu nhập hàng tháng của người lao động

Đơn vị: %. Trình độ Tổng số < 540.000 VNĐ 540.000 đến 1.080.000 1.080.000 đến 1.620.000 1.620.000 đến 2.160.000 > 2.160.000 Tổng số 100.00 12.59 33.49 26.84 15.16 11.92 TN tiểu học trở xuống 100.00 19.39 44.22 22.45 7.82 6.12 Tốt nghiệp trung học cơ sở 100.00 19.09 38.03 24.24 12.20 6.44 Tốt nghiệp phổ thông trung học 100.00 8.91 31.88 31.49 16.38 11.34

Sơ cấp/ công nhân

kỹ thuật 100.00 1.47 20.59 36.03 22.79 19.12 Trung cấp 100.00 2.92 29.20 25.18 23.36 19.34 Cao đẳng/ đại học trở lên 100.00 2.01 15.26 23.29 21.29 38.15 Nguồn: [31, tr. 31].

Nhìn vào bảng trên, ta thấy đại đa số lao động khu vực phi chính thức có mức thu nhập dưới 1,6 triệu đồng/ tháng, trong đó 33,49% số lao động được điều tra nhận được mức thu nhập hàng tháng từ 540.000 đồng đến dưới 1.080.000 đồng, đặc biệt có đến 12,59% lao động nhận được mức thu nhập dưới 540.000 đồng/ tháng. Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy trình độ văn hóa tỷ lệ thuận với thu nhập mà người lao động nhận được.

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam (Trang 29 - 32)