Quyền lợi mong muốn được hưởng:

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam (Trang 72 - 74)

+ Mức trợ cấp được hưởng: Khi thiết kế một chế độ BHXH bao giờ chúng ta cũng phải tính đến sự tương quan giữa mức đóng và mức hưởng. Với một mức đóng như vậy thì có đến 42,74% người lao động mong muốn được hưởng mức trợ cấp có thể bảo đảm được mức sống trung bình của xã hội tại thời điểm về hưu, 41,87% người lao động mong muốn được hưởng mức trợ cấp tương đương với mức đóng góp của họ, 15,01% thì mong muốn mức trợ cấp được hưởng có thể đảm bảo được mức sống tối thiểu tại thời điểm về hưu.

Bảng 3.10: Mức trợ cấp mong muốn được hưởng hưởng khi về hưu

Các lựa chọn Số

người

Tỷ lệ so với số người mong muốn tham gia

Tổng số 3.105 100,00

1. Bảo đảm mức sống trung bình xã hội tại thời điểm về hưu. 1.327 42,742. Mức sống tối thiểu tại thời điểm về hưu 466 15,01 2. Mức sống tối thiểu tại thời điểm về hưu 466 15,01

3. Tương đương với mức đóng góp 1.300 41,87

4. Khác 12 0,39

Để có cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách trong việc thiết kế mức hưởng thì cần phải nghiên cứu, xem xét mức hưởng trợ cấp của người lao động khu vực phi chính thức trên nhiều góc độ như: hình thức làm việc, theo ngành kinh tế, theo mức thu nhập và mức độ ổn định của thu nhập. Và qua tổng hợp và phân tích số liệu ở bảng trên, chúng ta thấy đại bộ phận người lao động đều lựa chọn mức hưởng có thể bảo đảm mức sống trung bình của xã hội tại thời điểm về hưu hay là có mức hưởng tương đương với mức đóng góp mà không phụ thuộc nhiều vào hình thức làm việc, ngành kinh tế, mức thu nhập hay mức độ ổn định của thu nhập.

+ Tuổi nghỉ hưu: Theo quy định của Luật BHXH hiện hành thì người lao động sẽ được hưởng lương hưu khi có có đủ hai điều kiện: nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ hai mươi năm đóng BHXH trở lên. Kết quả điều tra về tuổi nghỉ hưu mong muốn của khu vực phi chính thức năm 2008 của Viện Khoa học BHXH như sau:

Bảng 3.11: Tuổi nghỉ hưu mong muốn của lao động khu vực phi chính thức

Độ tuổi Nam Nữ Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Tổng số 3.305 100.00 3.305 100.00 Tròn 50 tuổi 129 3.90 1.175 35.54 Tròn 55 tuổi 1.084 32.81 1.414 42.79 Tròn 60 tuổi 1.646 49.81 281 8.50

Phụ thuộc vào sức khỏe và thu nhập 446 13.48 435 13.17

Nguồn: [31, tr. tr. 68].

Bảng trên cho chúng ta thấy nam giới mong muốn nghỉ hưu ở tuổi 60 là: 49,81%, 32,81% mong muốn được nghỉ hưu ở tuổi 55, 13,48% mong muốn tuổi nghỉ hưu của người lao động được xây dựng trên cơ sở phụ thuộc vào sức khỏe và thu nhập, chỉ có 3,9% là mong muốn được nghỉ hưu ở tuổi 50. Cũng tương tự như vậy, đối với tuổi nghỉ hưu của nữ: 42,79% mong muốn được nghỉ hưu ở tuổi 55; 35,54% mong muốn được nghỉ hưu ở tuổi 50; 13,17% mong muốn được nghỉ hưu phụ thuộc vào sức khỏe và thu nhập, và

chỉ có 8,5% là mong muốn được nghỉ hưu ở tuổi 60. Như vậy, tuổi về hưu của nam ở tuổi 60 và nữ ở tuổi 55 như quy định hiện nay vẫn được số đông lao động đồng tình.

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w