- Tham gia từ 15 năm Tham gia từ 610 năm
c. Nguyên nhân hạn chế của BHXH khu vực phi chính thức
3.1.1. Quan điểm chung
BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, là một trụ cột cơ bản trong hệ thống ASXH của đất nước, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng và Nhà nước ta đã sớm quan tâm và thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động bằng việc ban hành một loạt các Sắc lệnh về lĩnh vực này như: Sắc lệnh số 54 ngày 03/11/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời quy định những căn cứ, điều kiện để các công chức
nhà nước được hưởng chế độ hưu trí. Sắc lệnh số 105 ngày 14/06/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ấn định việc cấp hưu bổng cho công chức nhà nước…
Cùng với quá trình xây dựng và phát triển đất nước, chính sách BHXH nói chung được Đảng và Nhà nước ta tiếp tục cho sửa đổi, bổ sung để từng bước hoàn thiện, nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhân dân. Để triển khai thực hiện chính sách, chế độ BHXH cho phù hợp với thời kỳ mới, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/ CP ngày 16/02/1995 thành lập BHXH Việt Nam để thống nhất việc thực hiện các chế độ chính sách BHXH. Ngày 26/09/1995, Chính phủ ra Quyết định số 606/TTg ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam.
Đồng thời với việc thành lập hệ thống BHXH Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH áp dụng đối với cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước và mọi người lao động theo loại hình BHXH bắt buộc để thực hiện thống nhất trong cả nước và Nghị định số 45/CP ngày 15/07/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân. Các chế độ BHXH trong điều lệ này gồm có: chế độ trợ cấp ốm đau; chế độ trợ cấp thai sản; chế độ trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất.
Đến tháng 7 năm 2006, tại kỳ họp lần thứ 9 Quốc hội khóa XI đã ban hành Luật BHXH số 71/2006/QH. Đây là văn bản có tính pháp lý cao nhất từ trước đến nay được ban hành trong lĩnh vực BHXH.
Như vậy, trong quá trình phát triển của đất nước, Đảng và nhà nước ta đã luôn quan tâm đến chế độ chính sách cho người lao động, đối tượng tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT ngày càng được mở rộng, từ lúc
chỉ áp dụng đối với cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước, đến nay đã áp dụng rộng khắp cho mọi đối tượng người lao động ở mọi thành phần kinh tế đều có quyền được tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: "Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội. Tiến tới áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân".
Đối với việc xây dựng và thực hiện BHXH tự nguyện cho lao động khu vực phi chính thức đã được Đảng và Nhà nước có chủ trương và ban hành nhiều văn bản quy định thực hiện, như: Nghị quyết đại hội VIII, đặc biệt là Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ "phải thực hiện chế độ BHXH đối với mọi người lao động ở các thành phần kinh tế". Nghị quyết trung ương 5 khóa 9 bên cạnh những nhiệm vụ chính trị khác Đảng ta đề ra phải hoàn thiện một số chính sách để tạo điều kiện cho kinh tế tập thể và cá thể phát triển, Nghị quyết đã chỉ rõ "sớm ban hành đồng bộ các quy định về BHXH để mọi người lao động đều được tham gia". Quyền lợi này của người lao động đã được Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 56 "Nhà nước quy định chính sách, chế độ BHXH đối với viên chức nhà nước và người làm công ăn lương, Nhà nước khuyến khích các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động"; Điều 15 Luật Hợp tác xã ban hành ngày 20 tháng 6 năm 1996 cũng đã quy định quyền lợi tham gia BHXH cho người lao động và xã viên hợp tác xã.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động do kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa X thông qua ngày 2/4/2002 đã quy định xây dựng loại hình BHXH tự nguyện để áp dụng cho người lao động khu vực phi chính thức.
Thực hiện quan điểm, định hướng trên của Đảng và nhà nước, trong chiến lược phát triển của ngành BHXH đến năm 2015, BHXH Việt Nam đặt
mục tiêu tiến tới BHYT cho toàn dân và tạo điều kiện thuận lợi tối đa để mọi người lao động trong mọi thành phần đều có thể tham gia BHXH, trong đó phấn đấu đến 2015 sẽ có từ 5 đến 8% người lao động khu vực phi chính thức được tham gia BHXH tự nguyện.