Về thành tựu

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam (Trang 48 - 51)

- Tham gia từ 15 năm Tham gia từ 610 năm

a. Về thành tựu

- BHXH nói chung, BHXH cho lao động khu vực phi chính thức nói riêng là nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản và thiết thân của người lao động, do đó được nhà nước rất quan tâm. Quan điểm, chủ trương của Đảng là đa dạng hóa các loại hình BHXH và bảo hiểm tự nguyện khác, nhằm mở rộng cơ hội cho mọi người lao động tham gia bảo hiểm, tiến tới BHXH cho tất cả những người lao động. Chủ trương trên đó từng bước được thể chế hóa về mặt nhà nước. Bộ luật lao động, đặc biệt là luật BHXH được ban hành và có hiệu lực từ 1.1.2007, trong đó quy định BHXH tự nguyện bắt đầu thực hiện từ 1.1.2008, là cơ sở pháp lý cao nhất để lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH. Riêng BHYT, chính phủ đã có Nghị định 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 về việc ban hành điều lệ BHYT đã quy định hình thức BHYT tự nguyện để cho mọi người dân tham gia, kể cả lao động khu vực phi chính thức.

- Nhu cầu tham gia BHXH của người lao động khu vực phi chính thức là rất lớn. Xã hội càng phát triển, đời sống người lao động càng được nâng cao thì nhu cầu về BHXH ngày càng đa dạng, phong phú và ngày càng tăng. Mặc dù khu vực phi chính thức trình độ phát triển kinh tế còn thấp, năng suất lao động chưa cao, không có quan hệ lao động do tự làm là chủ yếu (nhất là

nông dân), nếu có quan hệ lao động thì cũng giản đơn. Tuy nhiên, nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của lao động khu vực phi chính thức là rất lớn, nếu chỉ 50% số lao động tham gia thì đã có khoảng gần 15 triệu người. Đây là tiềm năng rất lớn để chính sách BHXH tự nguyện đi vào cuộc sống và được nhân dân tích cực tham gia. Nếu chính sách BHXH tự nguyện cho khu vực này được thiết kế mức đóng và hưởng hợp lý, linh hoạt, có sự hỗ trợ của cộng đồng và nhà nước, nhất là cho đối tượng yếu thể, người nghèo thì khả năng tham gia sẽ rất lớn.

- Trước khi có Luật BHXH về BHXH tự nguyện, có một số lao động trong khu vực này đó tham gia BHYT tự nguyện, BHXH tự nguyện cho nông dân (ở Nghệ An), BHXH bắt buộc (đối với lao động làm thuê trong khu vực tư nhân)… Đặc biệt, một bộ phận lao động khu vực phi chính thức có thu nhập khá đã tham gia bảo hiểm nhân thọ. Từ khi Luật BHXH về BHXH tự nguyện có hiệu lực, dù mới chỉ có khoảng 41.000 người tham gia (hơn 0,15% số lao động khu vực phi chính thức) nhưng đó là những tiền đề quan trọng và mô hình thực tiễn tốt để nhà nước điều chỉnh chính sách, mô hình tổ chức nhằm đa dạng hóa các loại hình BHXH và mở rộng độ bao phủ tham gia BHXH theo luật BHXH. Mặc dù độ bao phủ còn ít, mức hưởng chưa cao, nhưng kết quả tham gia BHXH của lao động khu vực phi chính thức vừa qua đã phần nào ổn định đời sống người lao động, khắc phục những khó khăn trong các trường hợp rủi ro do ốm đau, mất khả năng lao động dẫn đến tổn thất về thu nhập.

- Thực tế vừa qua về sự tham gia BHXH của lao động khu vực phi chính thức có thể rút ra được kinh nghiệm và những bài học quý, nhất là mô hình BHXH cho nông dân Nghệ An, để chúng ta tiếp tục hoàn thiện hệ thống, bổ sung và sửa đổi chính sách. Trong đó, đặc biệt là phải đặt hệ thống BHXH trong tổng thể hệ thống ASXH quốc gia đa tầng, linh hoạt và có thể hỗ trợ lẫn

nhau; phải có chiến lược và lộ trình để mở rộng độ bao phủ đối tượng tham gia, thông qua đa dạng hóa các loại hình BHXH (BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT) và khuyến khích phát triển bảo hiểm tự nguyện khác; phải áp dụng đồng bộ các giải pháp an toàn và tăng trưởng quỹ, nhất là thực hiện đúng nguyên tắc đóng-hưởng, nhà nước hỗ trợ khi cần thiết và thực hiện các hoạt động đầu tư sinh lời; đối với lao động khu vực phi chính thức, nhất là nhóm người nghèo, yếu thế muốn tham gia BHXH tự nguyện phải có sự hỗ trợ của cộng đồng và nhà nước.

b. Hạn chế

- BHXH cho lao động khu vực phi chính thức trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung đã được nhà nước quan tâm và tổ chức thực hiện dưới hình thức BHXH cho xã viên hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và xã viên hợp tác xã nông nghiệp. Nhưng vào những năm 80 của thế kỷ XX, khi bắt đầu đổi mới chuyển sang kinh tế thị trường, các hình thức BHXH và quỹ BHXH theo kiểu cũ đã bị tan rã. Đến năm 1995 khi xây dựng Bộ luật lao động và điều lệ BHXH trong kinh tế thị trường, chúng ta mới quan tâm đến khu vực làm công ăn lương, nhất là khu vực có quan hệ lao động (sản xuất kinh doanh), chưa chú ý đến đối tượng lao động khu vực phi chính thức. Chỉ đến năm 2006, khi xây dựng luật BHXH mới chú ý đến khu vực này. Rõ ràng, về mặt nhà nước đã để ngỏ khu vực này quá lâu, không thể chế hóa nên không có cơ sở pháp lý để thực hiện.

- Mặc dù đã có một số lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH, nhất là BHYT tự nguyện, BHXH bắt buộc (đối với lao động làm thuê trong khu vực tư nhân) và bảo hiểm nhân thọ, nhưng mức độ bao phủ còn rất thấp. Việc thí điểm BHXH cho nông dân ở một số tỉnh nói chung không thành công, ngoại trừ BHXH cho nông dân Nghệ An tồn tại đến ngày nay nhưng độ bao phủ rất nhỏ (đến năm 2006, sau 9 năm mới có 86.769 nông dân tham gia).

Có thể nói rằng, con số hơn 0,15% là quá nhỏ, về cơ bản nông dân, lao động tự do, kể cả lao động nhập cư, lao động làm thuê trong khu vực tư nhân (kinh tế hộ cá thể)… chưa tham gia BHXH. Nói chung, khi gặp rủi ro hoặc khi về già họ dựa chủ yếu vào con cái, người thân hoặc tự lo (vay nợ là chủ yếu). Đây là sự thiệt thòi rất lớn và cũng là sự không công bằng trong chính sách xã hội đối với khu vực này.

- Một số đối tượng khu vực phi chính thức tuy có tham gia BHXH nhưng với một chế độ rất thấp và mức lương cũng rất thấp, thấp hơn mức chuẩn nghèo. Với mức này, chỉ mới giúp họ vượt qua tình trạng đói, chưa thể vượt qua ngưỡng nghèo. Mặt khác, có một mâu thuẫn rất lớn là giữa nhu cầu và khả năng tham gia còn có khoảng cách rất xa. Nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của lao động khu vực này là rất lớn, họ cũng muốn đóng cao để hưởng mức cao nhưng khả năng đóng góp lại rất hạn chế, hoặc nếu có tham gia thì cũng chỉ có khả năng đóng góp theo phương án thấp, và như vậy, mức độ thỏa mãn lại cũng thấp.

- Thực tế tham gia BHXH của lao động khu vực phi chính thức hiện nay, xét về mặt giá trị xã hội và lợi ích chưa có tác động lan tỏa, tạo sự hấp dẫn và có sức thuyết phục đối với đông đảo người lao động, làm thay đổi hành vi, thói quen có tính chất truyền thống Á Đông là người già sống dựa vào con cái. Điều đó chưa phù hợp với kinh tế thị trường và xu hướng phát triển chung của xã hội hiện đại là mọi người được bảo hiểm và sống trong môi trường bảo hiểm để tạo độ an toàn xã hội cao.

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w