- Không bao giờ đủ thời gian - Thỉnh thoảng đủ thời gian
34,49,2 9,2 56,4 24,0 9,9 66,1 23,6 8,4 68,0 Cộng 100,0 100,0 100,0 Nguồn: [29, tr. 17].
Kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung, người lao động khu vực phi chính thức luôn đủ thời gian làm việc trong năm chỉ chiếm 34,4%, còn lại, 56,4% thỉnh thoảng mới đủ thời gian làm việc. Đây là yếu tố kinh tế rất quan trọng đối với người lao động để tham gia BHXH.
Hình thức làm việc, thời gian có việc làm là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. Phân tích bảng 2.5 cho thấy mối quan hệ giữa loại hình công việc và tần suất thu nhập như sau:
Bảng 2.5: Tần suất được nhận thu nhập theo loại hình công việc
Đơn vị: %
Tần suất được nhận thu nhập
Lao động hưởng lương tham gia lâu nhất trong
12 tháng qua Lao động hoạt Lao động hoạt động kinh tế hộ gia đình Lao động tự làm Không ổn định 34,2 91,8 38,3 Theo ngày 22,7 6,4 51,0 Theo tuần 11,4 0,4 3,8
Theo tháng hoặc quý 31,7 1,4 6,9
Cộng 100,0 100,0 100,0
Bảng trên cho thấy, tần suất được nhận thu nhập theo loại hình công việc khác nhau là khác nhau và nói chung là thấp. Phần lớn hộ gia đình nhận thu nhập theo mùa vụ hoặc thất thường theo cả ba hình thức việc làm (làm công ăn lương, kinh tế hộ gia đình, tự làm). Trong số lao động làm công ăn lương khu vực phi chính thức có 34,2% nhận tiền công không ổn định và 31,7% được thanh toán theo tháng hoặc quý. Có tới 91,8% lao động làm việc trong kinh tế hộ gia đình là thu nhập không ổn định.
Ngoài ra, theo kết quả điều tra năm 2008 của Viện Khoa học BHXH Việt Nam, cũng cho thấy chỉ có khoảng 8% kê khai là chỉ tham gia duy nhất hình thức việc làm được trả công trong 12 tháng qua, 14% đối tượng điều tra vừa làm thuê, vừa tham gia hoạt động kinh tế gia đình hoặc tự làm. Phần lớn (77,6%) chỉ có một hình thức công việc hoặc là lao động tự làm hoặc là hoạt động kinh tế hộ gia đình [31].
Trong số những người có việc làm được trả công, 21% có từ 2 hoặc 3 chủ sử dụng lao động trong năm vừa qua, và 36% có từ 4 chủ sử dụng lao động trở lên. Chỉ có 58% đối tượng điều tra trả lời cảm thấy có khả năng chủ sử dụng lao động lâu nhất của họ trong năm vừa qua sẽ tiếp tục thuê họ làm việc trong năm tới. Khoảng 93% cho biết họ không có hợp đồng lao động, hoặc chỉ có hợp đồng miệng [31].
2.1.4. Sự thay đổi việc làm và nơi cư trú của lao động
Người lao động khu vực phi chính thức có ngành nghề đa dạng và thường xuyên thay đổi việc làm. Theo khảo sát, có khoảng 8% trả lời họ không có hộ khẩu thường trú tại địa phương hiện đang sinh sống, làm việc, số còn lại có hộ khẩu và ổn định nơi cư trú, nhưng công việc lại không ổn định. Điều này cho thấy công việc của người lao động khu vực phi chính thức rất không ổn định và luôn thay đổi chỗ làm việc nên việc tham gia BHXH là rất khó khăn. Do công việc làm không ổn định nên người lao động tự do thường có thói quen di chuyển đến những nơi có khả năng tìm được việc làm để tạm
trú và làm việc. Nhưng đến khi công việc không còn thích hợp nữa hoặc thu nhập thấp, họ lại tìm cơ hội cho những công việc mới ở nơi này, nơi khác, nên việc theo dõi đối tượng này là rất khó.
2.2. THỰC TRẠNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC CHÍNH THỨC
2.2.1. Thực trạng bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức giai đoạn trước năm 2008 thức giai đoạn trước năm 2008
BHXH cho lao động khu vực phi chính thức trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung đã được nhà nước quan tâm và tổ chức thực hiện dưới hình thức BHXH cho xã viên hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và xã viên hợp tác xã nông nghiệp. Nhưng vào những năm 80 của thế kỷ XX, khi bắt đầu đổi mới chuyển sang kinh tế thị trường, các hình thức BHXH và quỹ BHXH theo kiểu cũ đã bị tan rã. Đến năm 1995 khi xây dựng Bộ luật Lao động và Điều lệ BHXH trong nền kinh tế thị trường, chúng ta mới chỉ quan tâm đến khu vực làm công ăn lương, nhất là khu vực có quan hệ lao động mà chưa chú ý nhiều đến đối tượng lao động khu vực phi chính thức. Theo quy định của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ, phạm vi và số lượng đối tượng tham gia BHXH đã mở rộng đến người lao động trong các thành phần kinh tế tư nhân bao gồm: Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên; người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam; người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang; người giữ chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể; công chức, viên chức nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp từ Trung ương đến địa phương.
Sau đó, Chính phủ còn mở rộng cho một số đối tượng khác như những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, thể dục, thể thao, y tế…
Năm 2003, theo một số Điều đã quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung về thực hiện chính sách BHXH mà Quốc hội đã thông qua ngày 2/4/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9/1/2003 bổ sung và mở rộng đối tượng bắt buộc tham gia BHXH bao gồm: Người lao động làm việc có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn phải tham gia BHXH. Theo quy định của Nghị định 01/2003/NĐ-CP thì các đối tượng bắt buộc tham gia BHXH, BHYT mới được bổ sung phần lớn là người lao động hoạt động kinh tế không ổn định về thu nhập, điều kiện, hoàn cảnh và nơi làm việc cũng thường xuyên thay đổi.
Luật BHXH có hiệu lực từ tháng 1/2007, trong đó quy định loại hình BHXH tự nguyện có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2008. Như vậy, trước năm 2008 khu vực phi chính thức chưa được tham gia BHXH, mà mới chỉ tham gia được các hình thức khác như bảo hiểm nhân thọ, BHYT và một số mô hình mang dáng dấp của BHXH tự nguyện.
Bảng 2.6: Sự tham gia các loại hình bảo hiểm của hộ gia đình
Loại hình Có tham gia (%)
Trong đó Nhà nước Công ty bảo
hiểm trong nước
Công ty bảo hiểm nước ngoài
Bảo hiểm nhân thọ 7,0 71,8 1,8 26,4
BHXH bắt buộc 15,4 99,7 0,0 0,3
BHXH cho nông dân 1,0 100,0 0,0 0,0
Bảo hiểm y tế 53,3 99,8 0,1 0,1
BHXH tự nguyện khác 36,2 99,6 0,2 0,1
Nguồn: [2, tr. 12].
Theo kết quả điều tra của Viện Khoa học Lao động và Xã hội - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2007, tại 12 tỉnh đại diện cho các vùng
kinh tế cho thấy, trong các loại hình bảo hiểm, có khoảng 15,4% hộ gia đình tham gia BHXH bắt buộc, thường là hộ gia đình có người trước đây làm cho khu vực nhà nước hoặc doanh nghiệp, nay về hưu; chỉ có 1% tham gia BHXH nông dân; 53,3% tham gia BHYT, trong đó chủ yếu là hộ nghèo và BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng người có công và người già từ 90 tuổi trở lên (theo chính sách xóa đói giảm nghèo và bảo trợ xã hội). Nhưng có 36,2% tham gia BHXH tự nguyện khác và 7% tham gia bảo hiểm nhân thọ; đó là các hộ gia đình khá giả hoặc giàu, hoặc có chồng con công tác trong khu vực nhà nước và doanh nghiệp mua BHXH cho người thân trong gia đình.
Một số liệu điều tra khác của đề tài "Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH ở nước ta giai đoạn 2007-2015", mã số KX 02.02/07-10 đã tiến hành điều tra năm 2007 tại 8 tỉnh, thành phố về tình hình tham gia BHXH khu vực phi chính thức cũng cho kết quả gần tương tự như điều tra của Viện KHLĐXH, nói chung mức bao phủ ở khu vực này là rất thấp:
Bảng 2.7: Tỷ lệ tham gia các loại hình BHXH của khu vực phi chính thức
Tỷ lệ và thời gian tham gia bắt buộcBHXH tự nguyệnBHXH bắt buộcBHYT tự nguyệnBHYT
1, Tỷ lệ số người tham gia trong đó: đó: