Tình hình triển khai thực hiện

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam (Trang 45 - 48)

- Tham gia từ 15 năm Tham gia từ 610 năm

2, Tỷ lệ số người chưa tham gia

2.2.2.5. Tình hình triển khai thực hiện

Chính sách BHXH tự nguyện đã mở ra một cơ hội mới cho số đông người lao động và rất phù hợp với cơ chế thị trường, giúp người lao động có

thể tham gia rất thuận tiện, linh hoạt, bảo đảm cuộc sống của họ khi về già. Theo con số thống kê của BHXH Việt Nam thì hiện nay cả nước mới có trên 8 triệu người lao động tham gia BHXH bắt buộc, chiếm khoảng 20% số người trong độ tuổi lao động [6, tr. 4]. Điều đó có nghĩa là còn khoảng 80% người lao động động chưa được tham gia BHXH và sẽ không có lương hưu khi hết tuổi lao động.

Luật BHXH có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 quy định chế độ BHXH tự nguyện thực hiện từ ngày 1/1/2008, nhưng đến quý III/2008 mới triển khai thực hiện sau khi có văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Qua 2 năm thực hiện, BHXH tự nguyện đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố của cả nước, kết quả đạt được như sau:

Bảng 2.8: Số người tham gia và số tiền đóng BHXH tự nguyện năm 2008, 2009

Năm Số người tham gia (người) Đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc BHXH nông dân Nghệ An chuyển sang Đối tượng mới tham gia lần

đầu

Tổng số

2008 4.888 - 1.222 6.110 10.8

2009 21.376 14.135 5.682 41.193 69.362

Nguồn: [5, tr. 6], [6, tr. 6].

Như vậy, BHXH tự nguyện đã được triển khai trên diện rộng khắp 63/63 tỉnh trên cả nước, nhưng theo số liệu Báo cáo quyết toán của BHXH Việt Nam trong 2 năm 2008 và 2009, tức là từ khi bắt đầu triển khai BHXH tự nguyện đến nay, số lượng người tham gia BHXH tự nguyện còn rất hạn chế, năm 2008 là 6.110 người và năm 2009 là 41.193 người.

Năm 2008, trong số 6.110 người tham gia BHXH tự nguyện thì có 4.888 người đã từng tham gia BHXH bắt buộc chuyển sang chiếm 80% còn lại 1.222 người là đối tượng tham gia BHXH tự nguyện lần đầu chỉ chiếm 20%

(đây mới là đối tượng thuộc khu vực phi chính thức). Dân số cả nước năm 2008 là 85,25 triệu người, số lượng tham gia vào lực lượng lao động là 48,3 triệu, lao động khu vực phi chính thức là 32,7 triệu người (67,7%) [27, tr. 6-7]. Như vậy, số lao động tham gia BHXH tự nguyện chỉ đạt 0,18%.

Năm 2009 theo số liệu điều tra lao động và việc làm tháng 9/2009 của Tổng cục Thống kê, dân số cả nước có khoảng 86,1 triệu người, lực lượng lao động có khoảng 49,3 triệu người (57,2%). Lao động làm công ăn lương (khu vực chính thức) có khoảng 18,33 triệu người (38,2% lực lượng lao động), còn lại 29,67 triệu lao động (61,8%) làm việc trong nông nghiệp (nông dân), khu vực phi nông nghiệp trong nông thôn, lao động tự do hành nghề (kể cả lao động nhập cư), lao động trong hộ gia đình sản xuất kinh doanh cá thể ở thành thị… (lao động khu vực phi chính thức) [28, tr. 6-7]. Như vậy với số lượng 41.193 người tham gia BHXH tự nguyện là con số quá nhỏ (0,14%). Nếu phân tích theo cơ cấu đối tượng tham gia năm 2008 và 2009 thì đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thuộc khu vực phi chính thức coi như chưa có (đối tượng mới tham gia lần đầu) còn lại là đối tượng đã từng có thời gian tham gia BHXH bắt buộc, vì lý do nào đó không tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc nữa mà chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện cho đủ thời gian tính hưởng chế độ và số đối tượng từ BHXH nông dân Nghệ An chuyển sang. Chẳng hạn như tại thành phố Hồ Chí Minh, cho đến thời điểm năm 2009 mới có 1.267 người tham gia với tổng số tiền đóng 4,7 tỉ đồng. Trong đó có 61,5% đã từng tham gia BHXH bắt buộc, nay tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để được các chế độ hưu trí, trợ cấp một lần và tử tuất. Số người thuộc khu vực phi chính thức mới tham gia lần đầu chỉ chiếm 38,5%. Đây là con số quá nhỏ so với lao động toàn thành phố sau khi đã trừ đi số lượng người tham gia BHXH bắt buộc [5].

Như vậy có thể thấy cho dù đối tượng tiềm năng của loại hình BHXH tự nguyện rất đông, nhưng hiện tại số người tham gia tập trung nhiều nhiều

vào những người đã từng tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa đủ điều kiện hưởng nay muốn tham gia tiếp để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.

Trong hai năm số đối tượng hưởng chế độ cũng rất nhỏ. Năm 2008 là 65 người [4, tr. 9], năm 2009 là 794 người [5, tr. 9]. Toàn bộ số người này là đối tượng đã có phần lớn thời gian tham gia BHXH bắt buộc hoặc bảo hiểm nông dân Nghệ An chuyển sang. Số thu BHXH tự nguyện và số chi chế độ chưa phản ánh gì nhiều tình hình cân đối thu chi quỹ BHXh tự nguyện vì đây mới là thời gian đầu.

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w