THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC 1 Dân số và lao động khu vực phi chính thức

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam (Trang 28 - 29)

2.1.1. Dân số và lao động khu vực phi chính thức

Năm 2007, dân số cả nước có khoảng 85,2 triệu người, lực lượng lao động có khoảng 46,6 triệu người. Lao động có việc làm trong nền kinh tế quốc dân khoảng 45,6 triệu người, trong đó đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (lao động làm công ăn lương hay còn gọi là lao động khu vực chính thức) có khoảng 12,3 triệu người (27% lực lượng lao động). Còn lại 33,3 triệu lao động (73%) làm việc trong nông nghiệp (nông dân), khu vực phi nông nghiệp trong nông thôn, lao động tự do hành nghề (kể cả lao động nhập cư), lao động trong hộ gia đình sản xuất kinh doanh cá thể ở thành thị…[26, tr. 6]. Đó là khu vực phi chính thức, chưa được điều chỉnh của Bộ luật lao động, và do đó chưa được tham gia BHXH bắt buộc. Từ ngày 1/1/2008, đối tượng lao động làm việc trong khu vực phi chính thức mới thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật BHXH. Đến thời điểm này, người lao động đầu tiên làm việc trong khu vực phi chính thức mới được tham gia.

Theo số liệu điều tra lao động và việc làm hàng năm của Tổng cục Thống kê, đến tháng 9/2009 dân số cả nước có khoảng 86,1 triệu người, lực lượng lao động có khoảng 49,2 triệu người (57,4%). Lao động có việc làm trong nền kinh tế quốc dân khoảng 47,7 triệu người, trong đó lao động làm công ăn lương (khu vực chính thức) có khoảng 18.2 triệu người (38,2% lực lượng lao động), cũn lại 29,5 triệu lao động (61,8%) làm việc trong nông nghiệp (nông dân), khu vực phi nông nghiệp trong nông thôn, lao động tự do hành nghề (kể cả lao động nhập cư), lao động trong hộ gia đình sản xuất kinh

doanh cá thể ở thành thị…(lao động khu vực phi chính thức) [28, tr. 6]. Về mặt cơ cấu tỷ trọng lao động trong khu vực phi chính thức đã giảm đi 12% so với năm 2007. Điều này cũng phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.

Như vậy, có thể thấy lực lượng lao động tham gia vào khu vực phi chính thức chiếm một phần khá lớn. Họ gồm những người lao động làm việc trong các doanh nghiệp phi chính thức (quy mô sản xuất nhỏ); làm việc trong các doanh nghiệp chính thức nhưng công việc không được sự bảo vệ của xã hội, luật lao động; người làm việc trong hộ gia đình (giúp việc nhà) và lao động ăn lương trong nhiều khu vực, kể cả khu vực Nhà nước, nhưng công việc không ổn định. Dễ nhận ra nhất là những người làm việc tự do (buôn bán, khuân vác, dịch vụ đơn giản) hay tự nguyện làm công cho người khác mà không hề được ký kết hợp đồng. Phần lớn lao động trong khu vực phi chính thức đều phải chấp nhận điều kiện làm việc kém, thu nhập thấp, không được hưởng quyền, nghĩa vụ lao động, quỹ phúc lợi xã hội, dịch vụ công ích, BHXH... Đơn giản bởi vì họ ít được sự bảo vệ của công đoàn, pháp luật. Các hoạt động tương trợ xã hội, pháp lý cũng chưa tiếp cận sát với những đối tượng này. Họ hoạt động gần như đơn độc, mối liên kết gần nhất, bền nhất chính là giữa những người đồng cảnh ngộ "phi chính thức" với nhau.

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w