Nội dung của bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam (Trang 41 - 45)

- Tham gia từ 15 năm Tham gia từ 610 năm

2, Tỷ lệ số người chưa tham gia

2.2.2.4. Nội dung của bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo quy định tại Nghị định 190/2007?NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ thì nội dung của BHXH tự nguyện như sau [9]:

a. Đối tượng áp dụng

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là tất cả các công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động (nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi) mà không thuộc diện áp dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc, bao gồm:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng;

- Cán bộ không chuyên trách cấp xã;

- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền công trong các hợp tác xã, liên hợp tác xã;

- Người lao động tự tạo việc làm;

- Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã nhận chế độ BHXH một lần.

Ngoài ra, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm 1: Lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nay vì lý do nào đó nên không tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc nữa.

Nhóm này bao gồm:

- Lao động dôi dư từ khu vực nhà nước do quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước và cải cách hành chính. Những lao động thuộc diện "dôi dư" đó nhận trợ cấp bảo hiểm một lần hoặc về hưu trước tuổi còn khả năng lao động.

- Lao động do bầu cử được bổ nhiệm vào các tổ chức dân cử như Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp cơ sở, các đoàn thể và tổ chức quần chúng sau khi hết nhiệm kỳ không được bầu lại có nhu cầu tiếp tục tham gia BHXH.

- Lao động trong các doanh nghiệp thuộc đối tượng BHXH bắt buộc bị mất việc làm do doanh nghiệp phá sản, chuyển công tác hoặc bị thôi việc nhưng vẫn có nhu cầu tiếp tục tham gia BHXH.

Nhóm 2: Những đối tượng chưa tham gia BHXH bắt buộc. Nhóm này bao gồm:

- Lao động làm công ăn lương không có hợp đồng hoặc hợp đồng lao động dưới 3 tháng. Thực tế cho thấy nhóm này bao gồm phần lớn là lao động trong các doanh nghiệp nhỏ khu vực phi chính thức. Theo Luật BHXH thì nhóm này mặc dù có quan hệ lao động nhưng không được tham gia BHXH vì người lao động phải làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên. Việc này chính là kẽ hở giúp cho các chủ sử dụng lao động lẩn tránh nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc cho người lao động bằng cách không ký hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng.

- Lao động là thành viên các hợp tác xã, tổ đội sản xuất trong một số lĩnh vực như tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ, giao thông vận tải… Các nhóm lao động này không có quan hệ lao động nhưng hoạt động theo cơ chế "chia sẻ nghĩa vụ và quyền lợi".

- Những người tự tạo việc làm và lao động tự do như người lái xe ôm, bán hàng rong, tự kinh doanh, sửa chữa xe đạp-xe máy… Nhóm này thường bị bỏ qua trong quá trình mở rộng BHXH do mối e ngại khả năng tài chính của họ để đóng bảo hiểm cũng như vấn đề mánh khóe che giấu thu nhập để nhận mức trợ cấp cao hơn người khác.

- Chủ doanh nghiệp tư nhân và lao động gia đình không hưởng lương. Đây là nhóm lao động gia đình cùng tham gia sản xuất và chia sẻ lợi nhuận nhưng không có quan hệ lao động.

- Nông dân là nhóm lao động chiếm tỷ lệ cao nhất trong lực lượng lao động hiện nay nhưng chưa được tham gia BHXH, khó khăn lớn nhất cho họ khi tham gia BHXH là khả năng tài chính thấp và không ổn định do phụ thuộc vào mùa vụ thu hoạch.

- Người thất nghiệp, nhóm này chưa được BHXH quan tâm đến với lý do tài chính và khả năng quản lý.

Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì những người lao động không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc thì thuộc đối tượng tham gia loại hình BHXH tự nguyện. Mặt khác, những người trước đây đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng vì nhiều lý do khác nhau nay không tham gia BHXH bắt buộc nữa cũng được phép chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện và được liên thông để tính thời gian và mức tiền đóng góp để thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất.

Có thể nói chính sách BHXH tự nguyện đã mở ra một cơ hội mới cho số đông người lao động và rất phù hợp với cơ chế thị trường, giúp người lao động có thể tham gia rất thuận tiện, linh hoạt, bảo đảm cuộc sống của họ khi về già.

b. Mức đóng BHXH tự nguyện

BHXH tự nguyện thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người tham gia. Để được hưởng BHXH, người lao động phải đóng BHXH theo phương thức hàng tháng, hàng quý hoặc 6 tháng một lần. Mức đóng BHXH bằng tỷ lệ %

đóng BHXH nhân với thu nhập tháng của người tham gia BHXH. Người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Mức đóng này tính trên cơ sở mức thu nhập tháng đóng BHXH nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.

Người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc, vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí, tử tuất trên cơ sở tổng thời gian đã đóng cả hai loại bảo hiểm nói trên.

c. Các chế độ

Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng hai chế độ: hưu trí và tử tuất.

- Chế độ hưu trí: Ngày 31/1/2008, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 190/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện. Theo đó, người tham gia BHXH tự nguyện đủ điều kiện hưởng lương hưu nếu đủ một trong các điều kiện sau: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có 20 năm đóng BHXH trở lên; nam từ 55 tuổi trở lên và nữ từ đủ 50 tuổi trở lên đối với người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 20 năm trở lên, trong đó có 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc; người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Tỷ lệ lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75%. Mức bình quân thu nhập tháng được tính bằng thương số của tổng các mức thu nhập đóng BHXH với tổng số tháng đóng BHXH. Mức này được lấy làm cơ sở để tính mức trợ cấp một lần

khi nghỉ hưu; mức hưởng BHXH một lần; tính hưởng chế độ hưu trí đối với người tham gia BHXH tự nguyện trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc.

Trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu, nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 5 năm so với quy định (kể cả người đã có đủ 15 năm tham gia BHXH bắt buộc trở lên mà chưa nhận BHXH một lần có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện) thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm. Mức lương hưu thấp nhất là 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH, sau đó cứ thêm 1 năm đóng BHXH thì được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức hưởng tối đa là 75%.

- Chế độ tử tuất: người lao động đã có ít nhất 5 năm đóng BHXH tự nguyện hoặc đang hưởng lương hưu khi chết, người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 tháng tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.

Người lao động đóng BHXH, người đang hưởng lương hưu hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH khi chết thân nhân được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần đối với thân nhân người lao động đóng BHXH (hoặc đang bảo lưu thời gian) tính theo số năm đã đóng BHXH: cứ 1 năm đóng bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Còn đối với thân nhân người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu. Nếu chết trong 2 tháng đầu khi nghỉ hưu thì được tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng. Còn chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.

Người tham gia BHXH tự nguyện được cấp sổ BHXH, hưởng BHYT khi đang hưởng lương hưu và được phép ủy quyền cho người khác nhận lương hưu và trợ cấp BHXH.

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w