- Tham gia từ 15 năm Tham gia từ 610 năm
4, Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 16,82 23,36 59,81 100,
5, Thai sản 11,21 16,82 71,96 100,0
6, Bảo hiểm thất nghiệp 14,95 24,30 60,75 100,0
7, Chế độ nghỉ dưỡng sức 14,02 23,36 62,62 100,0
8, Chế độ tử tuất 21,50 24,30 54,21 100,0
Chung 20,01 27,70 52,20 100,0
Nguồn: [31, tr.49].
Kết quả trên phản ánh nhu cầu tham gia BHXH, BHYT tự nguyện của người lao động là rất lớn, đối với bảo hiểm hưu trí, 65,42% số người có nhu cầu (42,06% muốn tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện và 23,36% muốn tham gia bảo hiểm hưu trí bắt buộc). Có tới 45,79% số đối tượng khảo sát sẵn sàng tham gia chế độ tử tuất (24,30% muốn tham gia chế độ tử tuất tự nguyện và 21,5% bắt buộc).., tính chung lại, nhu cầu sẵn sàng tham gia các loại hình BHXH là 47,8% là tỷ lệ khá cao, nếu dùng tỷ lệ này suy rộng ra toàn khu vực phi chính thức thì nhu cầu tham gia BHXH tối đa lên tới gần 16 triệu người. Nhu cầu này là rất rõ ràng, song khả năng thực tế là không thể, vì yếu tố quyết định để người lao động có thể tham gia BHXH là khả năng đóng BHXH dựa trên thu nhập của chính người lao động (ngoại trừ yếu tố có sự trợ giúp của bên ngoài như chống, con có việc làm thu nhập cao ở khu vực khác hỗ trợ hoặc được nhà nước hỗ trợ).
3.3.2. Những điều kiện và khả năng tham gia
Theo quy định hiện hành về BHXH tự nguyện tại Thông tư số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện thì mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu là 16% mức lương tối thiểu (bằng 116.800đ/tháng), đây là một số tiền không nhỏ đối với người lao động khu vực phi chính thức. Để làm rõ khả năng thực tế của lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH cần nghiên cứu phân
tích kỹ những điều kiện, khả năng tham gia và mong muốn thụ hưởng các chế độ của người lao động khu vực này theo các tiêu chí như sau: