- Thời gian làm việc của lễ tân tại khách sạn
3.2.3.2 Bố trí thời gian làm việc
Trong quá trình làm việc người lao động phải hao phí thời gian làm việc nhất định. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống tình hình sử dụng thời gian lao động nhằm xác định những hao phí thời gian có ích (để quy định mức thời gian lao động) cũng như thời gian lãng phí (để có biện pháp khắc phục). Do đó việc nghiên cứu tiêu hao thời gian lao động là vấn đề cần thiết và quan trọng để quản lý một cách có hiệu quả nhất sức lao động. Thời gian làm việc là độ dài làm việc được quy định trong đó người lao động phải đảm bảo để thực hiện công việc được giao.
Sử dụng có hiệu quả thời gian lao động của nguồn nhân lực là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý. Chính vì vậy Khách sạn phải thường xuyên nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian của mỗi người lao động trong công ty. Để không chỉ phát hiện những tổn thất về thời gian mà trên cơ sở đó còn sử dụng có hiệu quả các nguồn lực lao động và định mức lao động tốt hơn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của khách sạn.
Sơ đồ số 3.1 Sơ đồ phân loại tiêu hao thời gian làm việc
Phân loại thời gian làm việc
Thời gian ngừng làm việc Thời gian làm việc
Thời gian ngừng được phép Thời gian làm sainhiệm vụ Thời gian ngừng không được phép Thời gian làm đúng nhiện vụ Thời gian chuẩn kết Thời gian tác nghiệp Thời gian nghỉ giải lao, nhu cầu cá nhân Thời gian ngừng do công việc đòi hỏi Do cá nhân vi phạm luật lao động Do tổ chức quản lý kém
Ta có công thức : Tsp = Tck + Ttn + Tnc
Trong đó : Tsp : Thời gian hoàn thành sản phẩm Tck : Thời gian chuẩn kết
Ttn : Thời gian tác nghiệp
Tnc : Thời gian nghỉ giải lao – nhu cầu cá nhân
Đây là thời gian cần thiết và hợp lý để người lao động hoàn thành công việc của mình.
- Thời gian chuẩn kết (Tck) : là thời gian người lao động dùng vào việc chuẩn bị mọi phương tiện cần thiết để thực hiện công việc được giao. Đối với nhân viên phục vụ buồng, thời gian chuẩn kết là khoảng thời gian họp đầu giờ từ 8h – 8h30’ và khoảng thời gian chuẩn bị xe đồ từ 8h30’ – 8h50’ và khoảng thời gian nhân viên kiểm tra lại công việc đã làm trong ngày.
- Thời gian tác nghiệp (Ttn) : Là thời gian trực tiếp hoàn thành công việc. Nó chia thành thời gian chính (Tc) và thời gian phụ (Tp).
+ Thời gian chính là thời gian làm cho đối tượng lao động thay đồi về chất lượng. Đối với nhân viên phục vụ buồng thì đây là thời gian nhân viên thực hiện dọn vệ sinh phòng.
+ Thời gian phụ là thời gian mà nhân viên hao phí vào các hoạt động cần thiết để phục vụ cho thời gian chính. Đó là thời gian nhân viên dọn phòng chuyển đồ để phục vụ cho công tác dọn phòng.
- Thời gian nghỉ giải lao - nhu cầu cá nhân (Tnc) : Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu bao gồm thời gian nghỉ giải lao và thời gian vì các nhu cầu cần thiết của người lao động.
+ Thời gian nghỉ ngơi là thời gian cần thiết để duy trì khả năng làm việc bình thường của người lao động trong suốt ca làm việc. Xác định thời gian nghỉ ngơi phải căn cứ vào các tác nhân gây mệt mỏi như sự căng thẳng, nhiệt độ môi trường, khối lượng công việc. Sau thời gian nghỉ ngơi người lao động sẽ được phục hồi sức khỏe của mình.
+ Thời gian nghỉ vì nhu cầu là thời gian người lao động ngừng làm việc để giải quyết các nhu cầu tự nhiên.
Đối với bộ phận buồng, thời gian nghỉ giải lao là không có. Đây là mặt hạn chế của khách sạn trong việc bố trí thời gian làm việc của nhân viên tại bộ phận.
- Nhưng trên thực tế tại bộ phận buồng lại có khoảng thời gian ngừng không được phép: đây là khoảng thời gian nhân viên buồng đã vi phạm kỷ luật lao động của khách sạn (nhân viên về kho nghỉ từ 12h – 12h40’).
Do quỹ thời gian chính thức để phục vụ cho công việc dọn phòng không đủ so với khối lượng công việc nên nhân viên buồng đã tự ý làm tắt quy trình dọn phòng. Làm mất chất lượng vệ sinh, không đảm bảo dẫn đến việc khách phàn nàn về vấn đề vệ sinh. Mặt khác do khách sạn không bố trí thời gian nghỉ giải lao cho nhân viên nên nhân viên tự ý về kho để nghỉ ngơi và nói chuyện sau khi ăn cơm trưa về. Điều này nói nên rằng ý thức kỷ luật của nhân viên ở bộ phận buồng còn chưa cao, đồng thời thiếu sự quản lý chặt chẽ của trưởng bộ phận.
Như vậy việc sắp xếp thời gian làm việc cho nhân viên ở bộ phận buồng là vấn đề cần thiết đặt ra cho những người lãnh đạo ở khách sạn.
Theo em khách sạn có thể sắp xếp thời gian làm việc cho bộ phận buồng như sau :
- Thời gian làm việc buổi sáng từ 6h – 11h - Thời gian làm việc buổi chiều từ 11h30’ – 14h
Như vậy khoảng thời gian từ 11h - 11h30’ là khoảng thời gian nghỉ giải lao để nhân viên đi ăn cơm trưa và nghỉ trưa nhằm phục hồi sức khỏe.
Mặt khác, thời gian chuẩn kết của nhân viên dọn phòng chiếm quá nhiều, thể hiện ở chỗ : thời gian họp 30 phút, thời gian về kho lấy đồ 20 phút. Theo em khoảng thời gian này trưởng bộ phận có thể rút ngắn: thời gian họp nên gói gọn trong 15 phút, trong thời gian họp người thủ kho của bộ phận chuẩn bị đồ cho từng
nhóm để khi họp xong nhân viên dọn phòng chỉ việc kiểm tra lại đồ và thực hiện công việc của mình. Như vậy sẽ rút ngắn được khoảng thời gian từ 30 – 35 phút dành cho việc chuẩn bị dọn phòng.
Bên cạnh việc bố trí thời gian làm việc của nhân viên ban lãnh đạo của khách sạn nên tuyển dụng thêm nhân viên ở bộ phận buồng. Do số lượng nhân viên ít trong đó khối lượng công việc nhiều cho nên chất lượng công việc không cao.