Văn kiện Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân Matxcơva (tháng 1-1960), NXB Sự thật Hà Nội, 1961.tr.15.

Một phần của tài liệu tìm hiểu quá trình hình thành và thành tựu của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới từ 1917 đến 1991 (Trang 99 - 111)

II. Các nước XHCN Châu Á, Cuba từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa thập kỉ 70 của thế kỷ

13Văn kiện Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân Matxcơva (tháng 1-1960), NXB Sự thật Hà Nội, 1961.tr.15.

không thể giải quyết được mục tiêu này. Vấn đề dân tộc, do vậy, được chuyển sang như một nội dung nóng bỏng của cách mạng vô sản từ đầu thế kỷ XX.

Phong trào giải phóng dân tộc là một trong những sự kiện chính trị trong đại nhất thế kỷ XX, đặc biệt là từ năm 1945 trở đi. Với ảnh hưởng và sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn, có hiệu quả về nhiều mặt của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa, ở nhiều nơi thuộc các Châu lục Á, Phi và Mỹ Latinh lá cờ đỏ búa liềm của những người cộng sản chiếm vị trí tiền phong lãnh đạo, hoặc là vị trí lực lượng nòng cốt của những quá trình cách mạng đánh đổ từng bộ phận để tiến tới đánh tan hoàn toàn các loại chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới. Hơn một trăm quốc gia độc lập có chủ quyền từ Đông Nam Á. Đông Bắc Á, Nam Á, Tây Á, đến trung Âu và Bắc Phi, Mỹ Latinh được thành lập, tham gia đời sống quốc tế và góp phần làm thay đổi nền chính trị thế giới trong suốt thế kỷ XX vừa qua. Nền chính trị thế giới sau năm 1945 không chỉ được quyết định bởi mối quan hệ giữa các siêu cường. Qúa trình phi thực dân hóa sau Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn phát triển mới với sinh lực và tính chất cách mạng cao hơn nhiều ở các giai đoạn trước, tạo ra sự tan vỡ từng mảnh lớn về chính trị của địa cầu. Như một hiện tượng không có tiền lệ, các thực thể phi thực dân hóa không những trở thành các quốc gia độc lập chủ quyền, mà còn biết tập hợp lại thành một lực lượng chính trị thế giới. Lực lượng bao gồm 100 nước đang phát triển và kém phát triển, chiếm 2/3 dân số thế giới và khoảng 500 tỷ đôla GDP năm 1950, được gọi bằng thuật ngữ “thế giới thứ ba”. Trong thế giới này, có một số nước lớn đã từng chiếm địa vị quan trong đối với lịch sự vận động của nhân loại như Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Mêhicô, Ai Cập…

Thế giới thứ ba thực hiện nhiều nỗ lực xác lập và củng cố vai trò, vị trí quốc tế của mình trên mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao… Thông qua hàng loạt thiết chế, tổ chức. Lớn nhất là phong trào Không liên kết. Tháng 9 năm 1961, Hội nghị cấp cao đầu tiên của phong trào được tổ chức tại Bêôgrat (Nam Tư). Tính từ Hội nghị thành lập đến cuối thập niên 80, phong trào Không liên kết lớn mạnh không ngừng về số lượng thành viên: từ 25 nước tăng lên hơn 100 nước; đồng thời được củng cố trở thành đại diện cho tập hợp đông đảo các quốc gia đang phát triển. Phong trào đã thu được nhiều thành quả quan

trọng trong cuộc đấu tranh giành quyền lựa chọn con đường phát triển, quyền bất khả xâm phạm về sử dụng tài nguyên của mỗi quốc gia, gắn mục tiêu độc lập dân tộc với mục phát triển và tiên tiến bộ xã hội. Trên lĩnh vực quan hệ quốc tế, phong trào Không liên kết tiếp tục đấu tranh, nhằm thiết lập một nền hòa bình bền vững và công bằng; ngăn chặn chay đua vũ trang; kêu gọi giải quyết hòa bình các cuộc xung đột, đặc biệt khởi xuống cuộc đấu tranh thiết lập trật tự kinh tế quốc tế mới công bằng, bình đẳng. Từ chủ trương xây dựng đường lối đối ngoại trung lập, tìm chỗ “đứng giữa” hai thế hệ do các lãnh tự tiêu biểu của phong trào giải phóng dân tộc nêu ra, phong trào Không liên kết thực sự trở thành một khuynh hướng chính trị và một thực thể không thể bỏ qua trong cơ cấu quyền lực quốc tế thời kỳ chiến tranh lạnh. Từ góc độ cách mạng thế giới, phòng trào Không liên kết là một lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa Xiônít; người bạn đáng tin cậy của hệ thống xã hội chủ nghĩa và nhân loại tiến bộ.

Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã làm cho cục diện cạnh tranh ảnh hưởng và cuộc đối đầu chiến lược giữa hai siêu cường, hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa ngày càng trở nên gay gắt và xét trên một góc độ nào đó tạo tình thế có lợi cho các nước thuộc thế giới thứ ba. Trong quan hệ với các nước tư bản phát triển, các nước thế giới thứ ba rất chú trọng tạo lập vị thế đối thoại bình đẳng. Từ tháng 12 năm 1975 đến tháng 6 năm 1977, đại biểu của 27 nước tư bản phát triển đã phải tổ chức Hội nghị về hợp tác kinh tế quốc tế tại Pari (Pháp) để đối thoại trực tiếp với đại diện của các nước phát triển. Hội nghị này được đặt tên không chính thức là “Cuộc đối thoại Bắc- Nam”. Tại đây, các nước tư bản phát triển phải chấp nhận nhiều đòi hỏi của các nước thế giới thứ ba như tăng cường khối viện trợ kinh tế, bảo đảm chế độ ưu đãi trong quan hệ ngoại thương và cải thiện điều kiện tiếp nhận công nghệ hiện đại. Cuộc đấu tranh thiết lập trật tự kinh tế quốc tế mới này được bổ sung một mũi nhọn nữa ở thập niên 80, đó là đấu tranh xóa bỏ nở nước ngoài của các nước chậm phát triển. Dưới áp lực của mũi nhọn đấu tranh này. Câu lạc bộ Pari, Qũy tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới đã phải có những nhượng bộ tài chính đáng kể. Các nước thế giới thứ ba còn duy trì, phát huy thế lực, vai trò lực lượng thế giới của mình thông qua hàng loạt các tổ chức đại diện tại Liên Hiệp Quốc hoặc liên kết khu vực

như: Tổ chức thống nhất Châu Phi, Tổ chức các nước Châu Mỹ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)…Ngay từ thập niên 60, một số nước thế giới thứ ba đã áp dụng một biện pháp cứng rắn về kinh tế nhằm giành thế chủ động trong buôn bán với các nước tư bản phát triển, chẳng hạn như việc các nước sản xuất dầu mỏ liên minh lại để áp đặt giá dầu mỏ. Tháng 9 năm 1960, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ra đời, bao gồm 13 quốc gia thành viên, quyết định tăng tỷ lệ hoa hồng thuê đất để khai thác dầu từ 12,5% lên 51% tổng doanh thu. Đây là một đòn tiến công về kinh tế. gây tác động lâu đời dài đối với các nước tư bản phát triển.

3. Hệ thống xã hội chủ nghĩa với phong trào công nhân quốc tế

Hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời đã trở thành một bộ phận trụ cột của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và là sự hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế của giai cấp công nhân. Đây là một trong những nội dung có tính chất nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời là một nguyên tắc cơ bản chỉ đạo hoạt động của các Đảng Cộng sản và công nhân. Điểm cốt lõi nhất trong chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân là tình đoàn kết quốc tế được bắt nguồn từ chính trị địa vị kinh tế- xã hội và mục tiêu chiến lược của giai cấp công nhân và nhân dân lao đông thế giới. Tình đoàn kết quốc tế và sự thống nhất của giai cấp công nhân các nước được thể hiện nổi bật trong sự thống nhất lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng, trong việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa lợi ích dân tộc với lợi ích gia cấp, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã từng thể hiện nỗi bật sức mạnh đoàn kết, thống nhất của một lực lượng đi tiên phong trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu mang tính thời đại.

Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới thực sự trở thành lực lượng nòng cốt, quy tụ sức mạnh đoàn kết giai cấp công nhân và lao động quốc tế. Do vậy, tuy Quốc tế III đã tự giải thể (1943), phong trào cộng sản, công nhân quốc tế không còn được chỉ đạo bởi một trung tâm thống nhất song về cơ bản vẫn hành động trong tư cách một lực lượng thống nhất trên phạm vi thế giới. Các Đảng Cộng sản và công nhân còn sáng tạo hình thức phối hợp và tập

hợp lực lượng mới thông qua việc tổ chức hội nghị đại biểu giữa các đảng như hội nghị được tổ chức ở Matxcơva vào các năm 1976, 1960,1969, 1987, ở Béclin năm 1976, 1982, ở Pari năm 1980…

Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không chỉ đấu tranh trực tiếp chống chủ nghĩa đế quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào công nhân quốc tế, nhất là tại các nước tư bản phát triển, mà còn ủng hộ, giúp đỡ cả tinh thần vật chất cho phong trào đó. Phong trào công nhân các nước tư bản chù nghĩa phát triển đã thực sự là nhân tố chính trị quan trọng nhất, tạo nên những thay đổi căn bản sâu sắc của phong trào cách mạng tạo sào huyệt của chủ nghĩa đế quốc. Xét về nhiều mặt, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và lao động tại các nước tư bản phát triển là một sự ủng hộ to lớn đối với hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới; ngược lại, vai trò và sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa có ảnh hưởng trực tiếp đến sự giác ngộ của giai cấp công nhân các nước tư bản phát triển là nguồn cổ vũ lớn đối với phong trào công nhân các nước này. Mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới và phong trào công nhân quốc tế thể hiện trong thực tiễn cách mạng thế giới ngày càng rõ nét, đặc biệt là những năm 60-70 thế kỷ XX. Sự kiện Bồ Đào Nha, với việc lật đổ chế độ phát xít ở chính quốc và giải phóng các thuộc địa của Bồ Đào Nha, việc Ănggôla thoát khỏi ách nô dịch của chế độ phát xít Bồ Đào Nha và hướng theo con đường xã hội chủ nghĩa là một biểu hiện sinh động của mối quan hệ biện chứng trên.

Những thành quả dân sinh, dân chủ ở nhiều nước tư bản phát triển sở dĩ có được, phần lớn nhờ áp lực của cuộc đấu tranh bền bỉ, liên tục, mạnh mẽ của phong trào công nhân ở từng nước, khu vực và quốc tế. Đồng thời vai trò đối trọng của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới cũng là một nhân tố hậu thuẫn hết sức quan trọng. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội thành hệ thống thế giới vào những năm 50-60 và sự lớn mạnh toàn diện của nó trong những năm 70 mà trụ cột là Liên Xô, với chiến thắng vang dội mùa Xuân 1975 của Việt Nam đã đưa tới một thời kỳ mới cho phong trào quốc tế. Cùng với các lực lượng cách mạng khác. Phong trào cộng sản quốc tế đã có nhiều cống hiến lớn lao vào việc góp phần gìn giữ hòa bình thế giới, đẩy lùi và ngăn chặn âm mưu gây chiến tranh thế giới của các thế

lực đế quốc hiếu chiến hòng thông qua đó để đạp tan, tiêu diệt các lực lượng cách mạng thế giới.

4. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới với cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh

Hòa bình và chiến tranh là vấn đề lớn và cấp bách của đời sống nhân loại luôn được các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa quan tâm. Hòa bình vừa là bản chất, vừa là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Là người khai sinh ra một kiểu quan hệ quốc tế mới, các nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội đã sớm nêu lên và thực hiện một cách mẫu mực nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau. Nguyên tắc này bao gồm sự phủ nhận chiến tranh với tư cách là phương tiện thực hiện chính sách đối ngoại của các nước; đồng thời thừa nhận quyền của tất cả các dân tộc được tự mình giải quyết vận mệnh của mình; tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và phát triển sự bình đẳng giữa các nước. Mặt khác hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã nâng cuộc đấu tranh cho hòa bình thế giới lên tầm phát triển mới khi gắn hòa bình với mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

An ninh trong kỷ nguyên đối đầu Đông-Tây và chiến tranh lạnh trở thành vấn đề nóng bỏng, nhạy cảm và phức tạp nhất. Trên lĩnh vực này, vai trò của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới là tích cực và có ý nghĩa mang tính quyết định. Đứng trước nhu cầu kép vừa phải đảm bảo sự cân bằng về an ninh, vừa phải giảm căng thẳng Đông- Tây, các nước xã hội chủ nghĩa đã kịp thời chuẩn bị tiềm lực phòng thủ tiến tới đạt thế cân bằng chiếm lược-

quân sự ở thập niên 70 với chủ nghĩa tư bản; đồng thời, liên tục đưa ra các sáng kiến giải trừ quân bị, giảm căng thẳng quốc tế và thành lập hệ thống an ninh chung. Văn

kiện Về học thuyết quân sự của các thành viên Hiệp ước Vacxava vạch rõ: các nước

thành viên Hiệp ước không mở đầu trước các hoạt động chiến sự; không sử dụng trước vũ khí hạt nhân, không có tham vọng về lãnh thổ đối với bất kỳ nào, chủ trương giữ thế cân bằng lực lượng vũ trang ở mức ngày càng thấp hơn, cấm các vụ thử vũ khí hạt nhân, không có tham vọng về lãnh thổ đối với bất kỳ nước nào, chủ trương giữ thế cân bằng lực

lượng vũ trang ơ mức ngày càng thấp hơn, cấm các vụ thử vũ khí hạt nhân, cấm và thủ tiêu vũ khí hóa học, cấm mở rộng cuộc chạy đua vũ trang lên khoảng không vũ tru. Ngoài ra, còn đề nghị đồng thời giải thể NATO và Hiệp ước Vacxava nhằm hướng tới xây dựng một hệ thống vào cơ chế an ninh quốc tế toàn diện.

Các nước trong hệ thống xã hội đã vạch trần bản chất phản động, hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc, đồng thời kêu gọi nhân dân tiên bộ trên thế giới xiết chặt đội ngũ trong cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình và ngăn chặn chiến tranh. Sự phản kích quyết liệt của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế, tuy có gây tổn thất và trở ngại cho hòa bình và cách mạng và hòa bình mà Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa là trụ cột đã làm thất bại một bước những âm mưu của chúng. Việc Liên Xô và Mỹ ngồi vào bàn đàm phán ở cấp cao làm cho hình thái đấu tranh trong cùng tồn tại giữa hai hệ thống xã hội đối lập được củng cố và phát triển. Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới với nòng cốt là hệ thống xã hội chủ nghĩa đã được tập hợp những lực lượng đông đảo của tất cả các nước. Đấu tranh cho hòa bình và đấu tranh cách mạng là hai mũi tên tiến công cùng đánh mạnh và làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc. Các nước xã hội chủ nghĩa luôn nhận thức sâu sắc rằng, loài người trong kỷ nguyên cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại đã và đang đứng trước sự lựa chọn về nhiều vấn đề mới có tình toàn cầu. Chiến tranh hạt nhân chỉ dẫn đến sự hủy diệt cho tất cả các bên tham chiến và cho sư sống trên trái đất. Do đó, giữa các nước có chế độ chính trị- xã hội khác nhau, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, sự lựa chọn duy nhất đúng đắn là thi đua về kinh tế, về lối sống. Song, cuộc thi đua này rõ rang chỉ có thể thực hiện trong điều kiện hòa bình được đảm bảo vững chắc.

Xuất phát từ nhận thức trên, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới kiên trì ủng hộ chính sách của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Châu Âu xây dựng một nền hòa bình và an ninh vững chắc ở Châu lục trên cơ sở tôn trọng lãnh thổ- chính trị đã hình thành từ sau Chiến

Một phần của tài liệu tìm hiểu quá trình hình thành và thành tựu của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới từ 1917 đến 1991 (Trang 99 - 111)