Công cuộc xây dựng CNX Hở Đông Âu từ năm 1950 đến giữa những năm

Một phần của tài liệu tìm hiểu quá trình hình thành và thành tựu của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới từ 1917 đến 1991 (Trang 64 - 65)

I CÁC NƯỚC XÃ HỘ CHỦ NGHĨA ĐÔNG ÂU

b)Công cuộc xây dựng CNX Hở Đông Âu từ năm 1950 đến giữa những năm

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân, từ 1950 các nước Đông Âu bước sang thời kỳ xây dựng CNXH. Nhiệm vụ quan trọng nhất của các nước này trong giai đoạn mới là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH. Đối với những nước đã có một nền công nghiệp phát triển khá cao (như Tiệp Khắc) thì tiến hành cải tổ lại theo hướng XHCN, xóa bỏ sự mất cân đối và tiếp tục phát triển.Ở những nước có trình độ công nghiệp phát triển yếu hoặc trung bình (hầu hết các nước còn lại) thì công nghiệp hóa XHCN trở thành một yêu cầu bắt buộc.

Nhưng công nghiệp hóa trong các nước dân chủ nhân dân cũng có đặc điểm khác Liên Xô. Nó được thực hiện trong những điều kiện thuận lợi lợi. Nếu như Liên Xô buộc phải phát triển tất cả các nghành công nghiệp nặng chủ yếu thì các nước Đông Âu có thể dựa vào sự hợp tác lẫn nhau, vào sự giúp đỡ Liên Xô. Các nước Đông Âu phát triển những nghành mà điều kiện tài nguyên nhân thuận lợi cũng như nhu cầu của cả cộng động XHCN đòi hỏi Một nhiệm vụ quan trọng nữa của các nước Đông Âu là tập thể hóa nông nghiệp. Nó được thực hiện không có quốc hữu hóa ruộng đất trước đó và phải tính đến truyền thống sở hữu ruộng đất đó và phải tính đến truyền thống sở hữu ruộng đất lâu đời của nông dân các nước này. Từ những hình thức thấp, giản đơn của tập thể hóa, nông dân dần dần thấy được sự ưu việt của làm ăn tập thể và chuyển sang sản xuất hợp tác ở mức độ cao hơn.

Nhìn chung, tất cả các nước Đông Âu đều trải qua ba kiểu hợp tác chủ yếu. Kiểu thứ nhất (loại thấp) vẫn duy trì sở hữu tư nhân ruộng đất nhưng cày cấy chung. Kiểu thứ hai (loại trung bình) phần lớn thu hoạch được phân chia theo lao động, trong một số trường hợp sự phân phối phụ thuộc vào diện tích canh tác khi gia nhập hợp tác. Loại thứ ba (cấp cao) việc phân chia sản phẩm dựa theo kết quả lao động.

Trong quá trình xây dựng CNXH, các nước Đông Âu đều tiến hành cuộc cách mạng trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nhằm xóa bỏ hệ thống tư tưởng tư bản, xác định nền văn hóa, tư tưởng XHCN, xây dựng con người mới XHCN.

Cùng với việc xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của CNXH, Nhà nước chuyên chính vô sản này càng được tăng cường nhằm phát triển có kế hoạch nền kinh tế quốc dân, nâng cao mức sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao động.

Một nhiệm vụ có tính phổ biến của các nước Đông Âu là thường xuyên đối phó với những hoạt động chống phá CNXH của các nước phương Tây, cấu kết với các lực lượng thù đối lập bên trong điển hình như ở Hunggari(1956), Tiệp Khắc (1968), Ba Lan (1956-1980),v.v Với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô và tinh thần cần cù lao động của người nhân dân, trải qua kế hoạch 5 năm (1950-1975), các nước Đông Âu đã đạt được những thành tựu to lớn, làm thay đổi bộ mặt đất nước, xã hội, con người…

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được công công xây dựng CNXH ở Đông Âu cũng phạm phải những thiếu sót và sai lầm như rập khuôn một cách cứng nhắc, giáo điều mô hình CNXH ở Liên Xô, coi nhẹ những điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống, đặc điểm dân tộc mỗi nước, duy trì quá lâu mô hình tập trung quan lieu bao cấp, kế hoạch hóa cao độ, khép kín với bên ngoài, chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ của giới lãnh đạo. Những hạn chế này đã làm cho tình hình kinh tế, chính trị ở các nước Đông Âu không ổn định và ảnh hưởng lâu dài tới CNXH.

Một phần của tài liệu tìm hiểu quá trình hình thành và thành tựu của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới từ 1917 đến 1991 (Trang 64 - 65)