Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc

Một phần của tài liệu tìm hiểu quá trình hình thành và thành tựu của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới từ 1917 đến 1991 (Trang 69 - 75)

I CÁC NƯỚC XÃ HỘ CHỦ NGHĨA ĐÔNG ÂU

b) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc

Tháng 4 năm 1945, trên lãnh thổ đã được giải phóng ở thành phố Kôsin chính phủ Mặt trận dân tộc Séc và Xlôvakia được thành lập. Cương lĩnh chính phủ do Đảng Cộng Sản Tiệp Khắc vạch ra. Cuộc khởi nghĩa Praha ngày 9 tháng 5 năm 1945 đã kết thúc cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Tiệp Khắc.

Sau khi giải phóng, cách mạng dân chủ nhân dân ở Tiệp Khắc đã được triển khai trên phạm vi rộng lớn. Bộ máy nhà nước cũ bị đập tan, toàn bộ chính quyền chuyển sang tay các Ủy ban dân tộc và trở thành những cơ quan chính quyền của Mặt trận nhân dân rộng rãi- bao gồm công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản hạng trung, tri thức. Lãnh đạo là giai cấp công nhân, đứng đầu là Đảng Cộng Sản.

Chính phủ Tiệp Khắc bắt đầu tiến hành cải cách ruộng đất, trước hết, tiến hành trưng thu ruộng đất của bọn địa chủ Đức và Hunggari cũng như bọn tay sai phát xít. Nông dân có ít đất được nhà nước chia thêm.

Bộ phận phản động cực hữu của tư sản đã tìm cách ngăn chặn tiến trình biến đổi cách mạng, cô lập những người cộng sản, tách Tiệp Khắc với Liên Xô. Chính vì vậy, một nhiệm vụ đặt ra trước giai cấp công nhân là hạn chế thế lực kinh tế, chính trị của tư bản ở trong nước. Chính phủ đã tiến hành quốc hữu hóa công nghiệp, nhà băng. Sự hình thành bộ phận xã hội chủ nghĩa trong công nghiệp đã cho phép nhà nước thực hiện kế hoạch hóa nền kinh tế.

Trong cuộc bầu cử vào Quốc hội (5-1946), những đảng viên cộng sản và xã hội dân chủ đã giành được hơn ½ số ghế. Chính phủ mới do chính do Chủ tịch Đảng Cộng Sản Tiệp Khắc- Gôtvan.

Sau bầu cử, việc cải cách ruộng đất và quốc hữu hóa công nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn. Các đại biểu của giai cấp tư sản bị đưa ra khỏi mọi khâu trong bộ máy nhà nước.

Ngày 20 tháng 2 năm 1948, 12 bộ trưởng tư sản trong Chính phủ liên hiệp đòi thành lập chính phủ không có sự tham gia của Đảng Cộng Sản. Lực lượng này được Tổng thống Bênét và các lực lượng tư bản quốc tế ủng hộ. Cũng vào thời gian đó ở Bavaria, trên biên giới phía Tây của Tiệp Khắc bắt đầu có những cuộc chuyển quân của Mĩ. Dưới hạng du lịch, gián điệp Mĩ xâm nhập Tiệp Khắc với số lượng ngày càng nhiều.

Theo lời kêu gọi của Đảng Cộng Sản Tiệp Khắc, nhân dân kiên quyết bảo vệ nền cộng hòa. Trong nghị quyết của cuộc mít tinh của công nhân Praha đã ghi rõ: “chúng tôi muốn chính phủ Gốtvan không có các bộ trưởng tư sản”.

Nhân dân lao động đã lập các ủy ban hành động. Ngày 22 tháng 2 năm 1948, Đại hội các ủy ban nhà nước đã họp với sự tham gia của 8 nghìn người thay mặt cho 2.5 triệu công nhân. Đại hội kiên quyết đòi củng cố chế độ dân chủ nhân dân. Một cuộc tổng bãi công kéo dài hàng giờ diễn ra để phản đối. Bênét không còn cách nào khác là cho các bộ trưởng tư sản từ chức và công nhận thành phần mới của chính phủ Gốtvan, kết thúc giai đoạn cách mạng dân chủ nhân dân và chuyển sang cách mạng XHCN ở Tiệp Khắc. Trong nước bắt đầu thiết lập chuyên chính vô sản. Giai cấp công nhân, đứng đầu là những người cộng sản, đã nắm được chính quyền và chuyển sang xây dựng CNXH. Quốc hội thông qua hiến pháp mới nhằm củng cố thành quả của nhân dân và bầu Gốtvan làm Tổng Thống.

Thắng lợi của “sự kiện tháng hai” đánh dấu bước ngoặt cách mạng ở Tiệp Khắc.

Điều kiện bắt buộc để đảm bảo sự vững chắc của chuyên chính vô sản là phải thống nhất giai cấp công nhân. Tháng 6 – năm 1948, Đảng Cộng Sản và Đảng Xã hội- Dân chủ đã hợp nhất, trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Len6nin, thành Đảng Cộng Sản Tiệp Khắc.

Sau khi thiết lập chuyên chính vô sản, ở Tiệp Khắc vẫn duy trì chế độ đa đảng. Đảng Nhân dân trước kia bảo vệ lợi ích của tư sản và lực lượng Thiên Chúa giáo, nay tuyên bố thừa nhận cương lĩnh của Mặt trận. Đảng Xã hội chủ nghĩa( thành lập năm 1948) bao gồm một bộ phận tri thức, viên chức, thợ thủ công người Séc. Đảng Tự do Xlôvankia gồm một bộ phận tiểu tư sản, viên chức, tri thức theo khuynh hướng Thiên Chúa giáo. Đảng Phục hưng Xlôvakia xuất hiện sau “sự kiện tháng hai”, bao gồm một bộ phận nhỏ nhân dân lao động. Tất cả các đảng này đều tham gia Mặt trận dân tộc và tuyên bố tán thành xây dựng CNXH dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Tiệp Khắc.

Trong những năm thuộc chính quyền nhân dân, cấu trức công nghiệp Tiệp Khắc có sự thay đổi. 2/3 sản phẩm công nghiệp thuôc lĩnh vực xuất khẩu tư liện sản xuất. Đặc biệt ở Xlôvakia, công nghiệp phát triển nhanh chóng. Tới giữa những năm 70, sản phẩm công

nghiệp ở Xlôvakia tăng 30 lần so với năm 1937, bằng 2 lần của toàn bộ phận sản phẩm công nghiệp do cả nước tư sản Tiệp Khắc trước đó.

Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã giúp đỡ to lớn cho Tiệp Khắc. Liên Xô là nước chủ yếu cung cấp cho Tiệp Khắc tất cả các nguyên liệu chính và máy móc cần thiết, đồng thời là bạn hàng lớn của công nghiệp xuất khẩu Tiệp Khắc.

Cuộc sống ở nông thôn thay đổi sâu sắc. Nhân dân lao động thống nhất trong các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Ách áp bức bị loại bỏ. Năm 1960, Quốc hội thông qua Hiến Pháp mới, củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, xác định Tiệp Khắc là nước Xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở liên minh công nhân, nông dân và tri thức.

Tháng 1 năm 1967, trong nước đã diễn ra cuộc cải cách kinh tế. Nhưng việc áp dụng hệ thống kinh tế mới đã bị những lực lượng chống chủ nghĩa xã hội lợi dụng, một mặt chúng phê phán toàn bộ sự phát triển trước đó, mặt khác đòi thay tính kế hoạch bằng nền kinh tế tự phát thị trường. Bọn xét lại cũng ủng hộ đường lối đó. Trong khi đó, hoạt động của các cơ quan Đảng và bộ máy nhà nước đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong Đảng bị giảm sút. Nguyên tắc bình đẳng giữa người Séc và Xlôvakia trên thực tế chưa được quan tâm.

Các thế lực phản động chống CNXH được phương Tây ủng hộ đã âm mưu quay ngược bánh xe lịch sử. Kế hoạch bạo động bắt đầu từ ngày 28 tháng 6 năm 1967 tại Đại hội nhà văn họp ở Praha. Nhiều đại biểu đã công khai chỉ trích chính sách của chính phủ. Đây là một sự chống đối của các nhà tri thức được sự ủng hộ của phái hữu trong Đảng. Nôvôtni không dẹp yên được sự chống đối của các nhà văn. Hơn nữa vào cuối tháng 10- 1967, trong nội bộ Trung ương Đảng đã có sự chia rẽ giữa các phần tử “tự do” với thành phần tử trung thành với đường lối của Đảng. Đứng đầu phái đối lập là Bí thư Đảng bộ Xlôvakia- Đupxếch. Phong trào từ trí thức lan rộng sang các giới khác, kể cả công nhân. Nôvakia- Đupxếch. Phong trào từ tri thức lan rộng sang các giới khác, kể cả công nhân Nôvôtni phải từ chức và Đupxếch lên thay ngày 5 tháng 1 năm 1968.

Đupxếch và lực lượng mới trong ban lãnh đạo Đảng đã đưa ra kế hoạch gọi là “Chương trình hành động” tháng 4- 1968; đòi Đảng chấp nhận việc lập các đảng phái đối lập không Cộng Sản, giải phóng thông tin, bỏ kiểm duyệt báo chí, công bó quyền đi thăm nước ngoài, phục hồi minh oan những người bị kết tội trước đây.

Trong nước bắt đầu diễn ra các cuộc biễu tình của sinh viên, tri thức. Đụng độ xảy ra giữa hai cảnh sát và sinh viên từ tháng 3 – 1968.

Xuất phát từ chỗ cho rằng các nước XHCN phải bảo vệ nhau trong “hoạn nạn” nhất là “nguy cơ phục thù” từ Tây Đức, ngày 21 tháng 8 năm 1968, quân đội Liên Xô cùng 4 nước: Ba Lan, Cộng hòa Dân chủ Đức, Bungari, Hunggari, thuộc khối Vacxava đã kéo quân vào Tiệp Khắc. Kết quả cuộc đàm phán giữa Đupxếch với các nhà lãnh đạo Liên Xô đã đi đến thỏa thuận: Liên Xô và các nước khác trong khối Vacxava sẽ rút quân khỏi Tiệp Khắc khi “ mối đeo dọa với CNXH ở Tiệp Khắc bị hoại trừ”.

Tháng 4 năm 1969, Hunxắc được bầu làm Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc. Ban chấp hành Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã vạch ra nguyên nhân khủng hoảng,, vạch ra những biện pháp cụ thể tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng.

Sauk hi khắc phục những hiện tượng khủng hoảng trong Đẳng và trong xã hội, Đàng Cộng sản Tiệp Khắc động viên nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự thống nhất về tổ chức và tư tưởng của Đảng được củng cố, mối liên hệ với quần chúng tăng cường. Theo quyết định của Quốc hội Tiệp Khắc, Tiệp Khắc tiến hành xây dựng nhà nước Liên bang của hai nước Cộng hòa; Séc và Xlo6vakia.

Tháng 4 năm 1976, Đại hội lần thứ XV Đảng Cộng Sản Tiệp Khắc đã khẳng định những thành quả xây dựng chủ nghĩa xã hội của cả nước trong 30 năm qua và xác định các kế hoạch, nhiệm vụ phát triển nền kinh tế quốc dân 1976 1980.

Tiệp Khắc và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1950. c) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Rumani

cuộc tiến công mạnh mẽ của Liên Xô đã thúc đẩy sự lật đổ chế độ phát xít ở các nước Đông Âu. Ngày 23 tháng 8 năm 1944, ở Bucarét đã diễn ra cuộc khởi nghĩa vũ trang. Antônetxcu và bọn tội phạm phát xít khác đã bị bắt giữ.

Công nhân vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chiếm các vị trí chiếm lược quan trọng nhất ( nhà ga, bưu điện, điện báo, cầu), bao vây các quân đội Đức Phát xít. Binh lính Rumani bắt đầu chuyển sang phía quân khởi nghĩa, quay vũ khí chống lại quân đội Hitle. Với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa, cuộc cách mạng dân chủ nhân dân được bắt đầu ở Rumani.

Việc lật đổ chế độ phát xít không mang lại thắng lợi hoàn toàn cho nhân dân. Hoàng cung, những người lãnh tụ của đảng tư sản- địa chủ và bọn dân tộc- tự do và nông dân dân tộc cũng như tướng lĩnh đã ủng hộ Antônetxcu duy trì sự thống trị cũ. Chính phủ hoàng cung mới dựa vào sự ủng hộ của nước Anh- Mĩ đã cản trở sự phát triển của cách mạng.

Để đưa cách mạng tiếp tục tiến lên, những người cộng sản đã thành lập Mặt trận dân tộc dân chủ bao gồm những người cộng sản, xã hội dân chủ, “Mặt trận những người sở hữu ruộng đất” và một số tổ chức khác.

Nông dân bắt đầu tịch thu ruộng đất của địa chủ. Để giúp đỡ nông dân trong cuộc đấu tranh chống địa chủ và nhóm phát xít. Đảng Cộng sản đã phái các đội công nhân về nông thôn, để tăng cường sự liên minh công nông.

Đầu năm 1945, bọn phản động Rumani đã chuyển sang phản công chống lực lượng dân chủ. Chúng bắn vào cuộc biểu tình nửa triệu người ở Bucaret. Theo lời kêu gọi của Đảng Cộng sản, nhân dân đòi chính phủ phải từ chức. Đỉnh cao của quá trình đó là cuộc biễu tình trước hoàng cung kéo dài nhiều ngày.

Chính phủ đã thực hiện sự giám sát của công nhân với các xí nghiệp nâng cao thuế đối với giai cấp hữu sản, cải cách tiền tệ, thực hiện một loạt biện pháp biến đổi dân chủ.

Ngày 30 tháng 12 năm 1947, chế độ quân chủ bị thủ tiêu và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa nhân dân Rumani. Nền chuyên chính vô sản được thiết lập ở Rumani và cả nước bắt đầu xây dựng cơ sở của chủ nghĩa xã hội.

Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Rumani từ một nước nông nghiệp lạc hậu đã trở thành nước công, nông nghiệp. Biến đổi căn bản của Ruamni cũng được diễn ra ở nông thôn. Lúc đầu, nông dân gia nhập các tổ chức nông nghiệp, hình thành thói quen lao động tập thể, sau đó Đảng công nhân Rumani chuyển sang xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp cấp cao. Năm 1962, tập thể hóa nông nghiệp hoàn thành.

Trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, thành phần xã hội của dân cư đã diễn ra sự thay đổi lớn lao. Giai cấp bóc lột bị loại bỏ. Người chủ nhân chính của đất nước là công nhân, nông dân tập thể và trí thức lao động. Đời sống của nhân dân được nâng cao. Trước chiến tranh, Rumani có 4 triệu người mù chũ hoặc ít chữ. Tới đầu những năm 70, cả nước đã phổ cập giáo dục trung học hệ 10 năm.

Sự thay đổi trong đời sống xã hội được phản ánh trong Hiến pháp năm 1965. Theo Hiến phán, Rumani là nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

Tháng 11 năm 1947, Đại hội XI Đảng Cộng sản Rumani họp khẳng định những thành tựu 30 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội: sản xuất công nghiệp tăng 30 lần, những cơ sở của chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng. Đại hội thông qua cương lĩnh tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội và ấn định kê hoạch 5 năm (1976-1980) và phương hướng phát triển tới năm 1990. Tháng 7 năm 1970, Rumani và Liên Xô đã kí hiệp ước về hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1950.

Một phần của tài liệu tìm hiểu quá trình hình thành và thành tựu của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới từ 1917 đến 1991 (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w