I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 1.Những tiền đề của cách mạng
b. Đại hội lần thứ X của Đảng Bônsêvich Nga và Chính sách kinh tế mới của Lênin
Tháng Ba, Đảng cộng sản Nga tiến hành Đại hội X. Lênin tuyên bố chấm dứt chủ nghĩa cộng sản thời chiến và thành lập Chính sách kinh tế mới (NEP), theo đó nhà nước cho phép một số thị trường giới hạn được tồn tại. Công việc kinh doanh tư nhân nhỏ được cho phép và các hạn chế về hoạt động chính trị được nới lỏng một chút.
Đại hội đã thông qua nghị quyết quan trọng chuyển từ Chính sách cộng sản thời chiến
sang Chính sách kinh tế mới (NEP). Các nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới như
sau:
Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa, thay vào đó là chính sách thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật được quy định từ trước mùa gieo hạt. Sauk hi hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế nông dân được quyền sử dụng nông sản còn lại được tự do bán ra thị trường.
- Trong công nghiệp: những xí nghiệp dưới 20 công nhân được trả lại cho các chủ cũ, họ được phép kinh doanh dưới sự kiểm soát của nhà nước. Tư bản nước ngoài có thể được thuê một xí nghiệp hầm mỏ dưới hình thức tô nhượng. Trong xí nghiệp của nhà nươc được chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền
lương, ban hành chế độ tiền thưởng nhằm khuyến khích nâng cao năng suất lao động.
- Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ: mở rộng thông thương buôn bán ở trong nước, mở lại các chợ, cho tư nhân được tự do buôn bán. Nhà nước tiến hành cải cách tiền tệ, cho phát hành đồng Rúp mới thay cho đồng Rúp cũ đã phát hành trước đây.
- Nhà nước nắm lấy các mạch máu kinh tế và quyền chỉ huy chung toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cùng với việc quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn và vừa của CNTB, hình thành nên những thành phần kinh tế XHCN như lập các mậu dịch quốc doanh, xây dựng các nông trường, các hợp tác xã nhằm khống chế toàn bộ nền kinh tế, không cho CNTB phát triển ngoài khuôn khổ của CNTB.
- Nhà nước thực hiện một số biện pháp nhằm lợi dụng vốn và kỹ thuật của tư bản nước ngoài để xây dựng CNXH như thực hiện chế độ tô nhượng, chế độ công tư
hợp doanh. Thực chất của Chính sách kinh tế mới là sự liên minh công nông trên cơ
sở kinh tế CNXH.
Chuyển từ nền kinh tế bao cấp. độc quyền của nhà nước sang nền kinh tế hàng hóa có sự điều tiết của nhà nước, chấp nhận sự tồn tại và phát triển nền kinh tế có nhiều thành phần, lợi dụng vốn, kĩ thuật và kinh nghiệm của tư bản trong nước và ngoài nước, kích thích sự phát triển sản xuất, đáp ứng những vấn đề cấp bách về lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng cho xã hội.
Chính trị kinh tế mới đã chỉ ra là phải bắt đầu từ nông nghiệp khi tiến hành khôi phục kinh quốc dân sau chiến tranh. Chính sách thuế lương thực đã làm cho nông dân phấn khởi sản xuất, nâng cao năng suất lao động đẩy nhanh sự phục hồi nông nghiệp, từ đó có thể cung cấp lương thực và nguyên liệu cho công nghiệp, làm công nghiệp phục hồi và phát triển.
Về nội dung Chính sách kinh tế mới so với Chính sách cộng sản thời chiến thì có sự thụt
lũy của CNTB ở thành thị và nông thôn bằng một cuộc “xung phong” ngắn nhất để chuyển sang nguyên tắc sản xuất và phân phối theo CNXH. Nhưng sự xung phong đó đã tiến quá xa cơ sở, tách tời khỏi hậu phương- một hậu phượng cho CNXH thực sự giành được thắng lợi vững chắc và lâu dài. Công cuộc xây dựng CNXH mà nhiện vụ là công nghiệp hóa đang rất cần vốn và kĩ thuật, phải lợi dụng được những thành tựu của CNTB để xây dựng
và phát triển kinh tế. Chính sách kinh tế mới là chính sách thực hiện trong suốt cả thời kỳ
quá độ CNTB lên CNXH. Bằng việc đề ra Chính sách kinh tế mới, Lênin và Đảng
Bônsêvich Nga đã vạch ra những đặc điểm và nội dung kinh tế trong thời kỳ quá độ, chỉ ra những bước đi có tín chất tất yếu và phổ biến từ CNTB lên CNXH.