Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932) Những thành tựu của CNXH Liên Xô (1928-1932).

Một phần của tài liệu tìm hiểu quá trình hình thành và thành tựu của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới từ 1917 đến 1991 (Trang 41 - 44)

I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 1.Những tiền đề của cách mạng

b)Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932) Những thành tựu của CNXH Liên Xô (1928-1932).

Trên cơ sở những thành tựu của sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, tháng 12 -1927, Đại hội lần thứ XV của Đảng Cộng Sản Liên Xô được triệu tập. Đại hội đã thông qua nghị quyết về việc tăng cường tập thể hóa nông nghiệp nhằm chuẩn bị mở rộng cuộc tấn công của CNXH trên khắp các mặt trận, và đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932). Về nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932), Đại hội khằng định: tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp, đẩy mạnh cuộc cách mạng văn hóa, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn thành phần kinh tế TBCN ở thành thị và nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động, phát triển kinh tế văn hóa các vùng dân tộc để tiến tới khắc phục chênh lệch về kinh tế văn hóa giữa các nước cộng hòa.

Trước khi bước vào công cuộc tập thể hóa nông nghiệp, bên cạnh những thành tích về công nghiệp hóa thì nông nghiệp Liên Xô vẫn là nền nông nghiệp sản xuất nhỏ với tốc độ phát triển chậm, không đáp ứng được những yêu cầu của công nghiệp. Về tương quan giai cấp, nông thôn Liên Xô lúc này có khoảng 24,5 triệu hộ, trong đó bần nông chiến 8,5 triệu hộ, trung nông 15 triệu hộ và phú nông 1 triệu hộ. Phú nông là giai cấp tư sản ở nông thôn chỉ

có 1 triệu hộ nhưng lại chiến đến 10 triệu ha ruộng đất trên tổng số 95 triệu ha ruộng đất trồng trọt. Trong tình hình đó, việc cải tạo XHCN ở nông thôn là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp của của sự nghiệp xây dựng CNXH. Đảng và Nhà nước Xô Viết đã triển khai một loạt biện pháp để tiến hành công nghiệp hóa ở nông thôn. Cùng với việc tăng đầu tư máy móc trang thiết bị cho nông thôn, nhà nước còn điều động hơn 30 nghìn đảng viên về công tác ở nông thôn, chỉ đạo và làm nòng cốt phong trào. Qúa trình triển khai thành lập các nông trường quốc cho phong trào. Qúa trình khai thành lập các nông trường quốc doanh đã thu được những kết quả tốt. Năm 1929 đã có 55 nông trường quốc doing đã thu được những kết quả tốt. Năm 1919 đã có 55 nông trường quốc doanh có nông trường lớn với quy mô 140 nghìn hécta chuyên trồng lúa mì.

Đảng và Nhà nước Xô Viết trong quá trình tiến hành tập thể hóa nông nghiệp đã luôn chú ý tuân thủ những nguyên tắc đề ra, trong đó có nguyên tắc tự nguyện. Đối với Culắc, lúc đầu Nhà nước Xô Viết đã ban hành các đạo luật về thuế đất và sử dụng lao động làm thuê, đánh thuế nặng và bắt phải bán lúa mì theo giá quy định của nhà nước nhằm hạn chế quy mô kinh doanh và mức độ bóc lột của chúng. Từ ngày 5 tháng 1 năm 1930, với việc ban hành Nghị quyết “Về tốc độ tập thể hóa và những biện pháp của nhà nước giúp đỡ công cuộc xây dựng nông trang tập thể”. Đảng Cộng sản Liên Xô đã chuyển từ chính sách hạn chế sang chính sách thủ tiêu Culắc với tư cách là một giai cấp. Ngày 1-2 -1930, Nhà nước Xô Viết tuyên bố xóa bỏ Đạo luật về thuê đất và sử dụng làm thuê trước đây, tuyên bố tịch thu toàn bộ ruộng đất và tài sản của Culắc giao cho các nông trang tập thể.

Thành công nghiệp của việc xóa bỏ Culắc góp phần đẩy mạnh hơn nữa phong trào tập thể hóa ở nông thôn. Đến giữa năm 1930, công cuộc tập thể hóa nông nghiệp đã thu hút hơn 10 triệu hộ, chiếm 40% số nông hộ cả nước. Nông trường quốc doanh và nông trang tập thể đã chiếm 23% diện tích gieo trồng và 53% tổng số nông hộ toàn quốc. Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp đã cơ bản hoàn thành vào cuối năm 1932.

Thành tựu của CNXH ở Liên Xô (1928-1932)

Liên Xô đã từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp. Năm 1932, sản lượng công nghiệp chiếm hơn 70% tổng số sản phẩm của nền kinh tế quốc dân. Trong hơn 4 năm, Liên Xô đã xây dựng mới 2400 xí nghiệp. Công nghiệp nặng đạt được những thành tựu quan trọng, lần đầu tiên Liên Xô đã sản xuất được xe hợi, máy cày, máy gặt liên hợp, xe tăng, máy bay, đầu máy xe lửa. Công nghiệp luyện kim và khai thác nhiên liệu cũng thu được những thành tựu đáng kể: sản lượng gang thép, than đá, dầu mỏ đều tăng nhiều lần. Chương trình điện khí hóa toàn quốc (GOELRO) thu được nhiều kết quả: sản lượng điện tăng gấp 7 lần năm 1913.

Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã được cải thiện. Tiền lương của công nhân viên chức được tăng lên trong khi thời gian làm việc được rút xuống còn 7 giờ một ngày. Các chi phí bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội tăng lên 4 lần.

Đời sống văn hóa tinh thần của người dân đã có nhiều chuyển biến, phần lớn người dân đã được xóa mù chữ, giáo dục tiểu học được phổ cập, giáo dục phổ thông, dạy nghề và cao đẳng, đại học thu được nhiều kết quả.

Năm 1932, Liên Xô đã có hơn 198.000 người tốt nghiệp đại học, 319.000 người có trình độ trung học công tác trong lĩnh vực kinh tế quốc dân.

Nền quốc phòng của đất nước đã được củng cố và tăng cường.

Những thắng lợi trong công cuộc công nghiệp hóa, tập thể hóa nông nghiệp và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã tạo những tiền đề quan trọng để đất nước tiếp tục phát triển trong các kế hoạch sau.

Một phần của tài liệu tìm hiểu quá trình hình thành và thành tựu của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới từ 1917 đến 1991 (Trang 41 - 44)