Công cuộc xây dựng và củng cố chính quyền Xô Viết

Một phần của tài liệu tìm hiểu quá trình hình thành và thành tựu của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới từ 1917 đến 1991 (Trang 31 - 34)

I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 1.Những tiền đề của cách mạng

3) Công cuộc xây dựng và củng cố chính quyền Xô Viết

Nhiệm vụ tiếp theo là sau khi cách mạng thắng lợi ở trung tâm lớn, phải tiếp tục giành thắng lợi triệt để ở các địa phương khác trong toàn quốc. Giai cấp công nhân và nông dân

Nga đập tan hoàn toàn bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản, xây dựng và củng cố nhà nước chuyên chính vô sản của nhân dân lao động.

Ngày 26 tháng 10, Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ 3 đã thông qua danh sách Hội đồng Uỷ viên Nhân dân (chính phủ) do Lênin đứng đầu và Ban chấp hành trung ương các Xô Viết toàn Nga do Sverlov đứng đầu. Hê thống chính quyền Nhà nước Xô Viết từ trung ương tới địa phương đã được khẩn trương xây dựng trong khoảng thời gian từ cuối năm 1917 đến giữa năm 1918. Đại hội các Xô Viết và BCH Trung ương Xô Viết toàn Nga (giữa hai kì đại hội) có quền lập pháp còn Hội đồng Nhân dân có quyền hành pháp. Các Xô Viết đại biểu nông dân và các Xô Viết đại biểu công nhân và binh lính ở các địa phương cũng được tiến hành hợp nhất thành một chính quyền duy nhất.

Chính quyền Xô Viết đã ban hành một loạt các đạo luật về sắc lệnh nhằm hoàn thiện bộ máy chính quyền mới.

Ngày 28 tháng 10 năm 1917, chính quyền Xô Viết đã ban hành sắc lệnh thành lập lực lượng cảnh sát công nông thay thế cho bộ máy cảnh sát của chế độ cũ. Các cơ quan của Chính phủ tư sản trung ương và địa phương đều bị xóa bỏ, các quan lại, tay sai của chính phủ tư sản đều bị sa thải.

Ngày 20 tháng 12 năm 1917, Uỷ ban Đặc biệt toàn Nga- cơ quan an ninh quốc gia đã được thành lập do F. Đdeginxki đứng đầu, Uỷ ban An ninh Quốc gia có nhiệm vụ khám phá và đập tan các âm mưu và hành động phá hoại của các tổ chức phản cách mạng, bảo vệ chính quyền Xô Viết.

Là một quốc gia có nhiều dân tộc cho nên ngay trong những ngày đầu của chính quyền Xô Viết, Bộ Uỷ viên Nhân dân về vấn đề dân tộc đã được thành lập do I. Stalin đứng đầu, với sự quan tâm đặc biệt vấn đề dân tộc. Chính quyền Xô Viết đã cho ra đời Bản Tuyên Ngôn về quyền các dân tộc nước Nga vào tháng 2-11-1917. Nội dung của bản Tuyên ngôn chứa đựng những nguyên tắc căn bản của chính quyền Xô Viết đối với vấn đề dân tộc:

 Bình đẳng và chủ quyền của các dân tộc.

 Các dân tộc ở trong nước Nga có quyền tự quyết kể cả việc tách ra và thành lập các

quốc gia độc lập.

 Xóa bỏ tất cả các đặc quyền và hạn chế về dân tộc và tôn giáo- dân tộc.

 Các dân tộc thiểu số và các nhóm nhân chủng sống trên lãnh thổ Nga được phát

triển tự do.

Đây là những nguyên tắc pháp lí quan trọng về vấn đề dân tộc, được chính quyền Xô Viết triệt để thực hiện như thừa nhận nền độc lập của Phần Lan, Ba Lan. Đồng ý cho Ucraina tách ra khỏi nước Nga và xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng của chính phủ Nga hoàng trước đây với Thổ Nhĩ Kì, Ba Tư (Iran) và các nước khác. Lần đầu tiên những nguyên tắc mới về mối quan hệ giữa các dan6t ộc đã được xây dựng, chính quyền Xô Viết đã nêu lên tấm gương sáng về cách giải quyết vấn đề dân tộc. Với ý nghĩa đó cách mạng Tháng Mười đã mở ra con đường giải phóng cho các dân tôc.

Sau khi lật đổ được chính phủ tư sản, chính quyền Xô Viết không chỉ thủ tiêu Quốc hội lập hiến được bầu ra từ cách mạng Tháng Mười (12-2-1917). Bởi lúc này Quốc hội lập hiện được các tầng lớp dân chúng Nga coi như một thể chế dân chủ của đất nước, mặc dù đa số đại biểu Quốc hội thuộc tầng lớp tư sản, địa chủ và thỏa hiệp. Ngày 5-1-1918, Quốc hội lập hiến họp tại Pêtrôgrát đã đề nghị quyết không thừa nhận chính quyền Xô Viết và các sắc lệnh mà chính quyền Xô viết đã ban hành, kể cả bản Tuyên ngôn vì quyền lợi của nhân dân lao động và bót lộc do Ban chấp hành Xô Viết toàn Nga công bố. Trước tình hình đó, đến ngày 6-1-1918 Ban Chấp hành Xô Viết toàn Nga đã thông qua sắc lệnh giải tán Quốc hội lập hiến.

Ngày 10 tháng 1 năm 1918, Đại hội Xô viết toàn Nga đã khai mạc, Đại hội thông qua quyết định của Đảng Bônsêvich Nga và Chính phủ Xô Viết về việc giải tán Quốc hội lập hiến, quyết định hợp nhất các Xô Viết đại biểu công nhân và binh lính. Bằng việc thông qua bản Tuyên ngôn về quyền lợi của nhân dân lao động bị bóc lột, đã khẳng định nước

Nga là một nước cộng hòa Xô Viết và mục tiêu là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xóa bỏ giai cấp. Đại hội thông qua quyết định cải tổ nước Cộng hòa Xô Viết Nga thành Cộng hòa Xô Viết Chủ nghĩa Liên Bang Nga, trên nền tảng sự liên minh tự nguyện giữa các dân tộc ở nước Nga.

Cùng với những quyết định lịch sử trên, chính phủ cũng đã ban hành một loạt sắc lệnh như: Sắc lệnh về tổ chức Hồng Quân công nông (15-1-1918), Sắc lệnh thành lập Hạm đội đỏ (29-1-1918)… Tất cả những biện pháp trên đây của Đảng Bônsêvich và chính quyền Xô Viết đã có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đập tan bộ máy nhà nước tư bản – địa chủ, xây dựng hệ thống chính trị - Nhà nước Xô Viết.

Một phần của tài liệu tìm hiểu quá trình hình thành và thành tựu của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới từ 1917 đến 1991 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w