I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 1.Những tiền đề của cách mạng
a) Cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa cộng sản
Sự kiện lịch sử đánh dấu Liên Xô bước vào thời kì mới là Đại hội lần thứ XXI Đảng Cộng Sản Việt Nam (1-1959). Đại hội đã vạch ra nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ 7 (1959-1965). Nhiệm vụ của kế hoạch là phát triển hơn nữa nền kinh tế quốc dân cơ sở ưu tiên phát triển phát triển công nghiệp nặng, nâng cao đời sống nhân dân lao động, tạo điều kiện để đưa đất nước phát triển sang giai đoạn mới.
Cương lĩnh mới của Đảng Cộng sản Liên Xô là một văn kiện quan trọng của chủ nghĩa cộng sản khoa học. Khái quát kinh nghiệm phong phú của Liên Xô và cộng đồng XHCN thế giới, cương lĩnh đã cụ thể hóa và phát triển khái niệm chủ nghĩa cộng sản, đem lại sự phân tích sâu sắc xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Chủ nghĩa Cộng sản – đó là một chế độ xã hội chủ nghĩa không có giai cấp với sở hữu đồng nhất về tư liệu sản xuất, sự bình đẳng xã hội hoàn toàn của mọi thành viên xã hội, cùng với sự phát triển toàn diện của con người là sự phát triển của lực lượng sản xuất trên cơ sở khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển, mọi tài sản của xã hội điều nhằm phục vụ và thực hiện nguyên tắc vĩ đại nhất “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.
Chủ nghĩa Cộng sản là xã hội được tổ chức cao của những người lao động tự do và tự giác, ở đó sẽ xác lập tự quản xã hội, lao động vì lợi ích xã hội sẽ trở thành nhu cầu sống hàng ngày đối với mỗi người, khả năng mỗi người sẽ được sử dụng với lợi ích cao hơn của nhân dân.
Cương lĩnh đã xác định nhiệm vụ cụ thể để đạt tới xã hội chủ nghĩa. Thứ nhất, xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của CNCS; thứ hai, biến đổi quan hệ sản xuất XHCN sang cộng sản chủ nghĩa; thứ ba, giáo dục mọi người lao động theo tinh thần giác ngộ cộng sản chủ nghĩa.
Chủ nghĩa Cộng sản sẽ hoàn thành sứ mệnh lịch sử nhân loại ra khỏi bất bình xã hội, mọi hình thức áp bức, bóc lột, tai họa chiến tranh và xác lập trên trái đất hòa bình, tự do, bình đẳng và hành phúc cho các dân tộc.