Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, do nguyên nhân chủ quan,, khách quan, Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ lâm vào khủng hoảng rồi sụp đổ.

Một phần của tài liệu tìm hiểu quá trình hình thành và thành tựu của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới từ 1917 đến 1991 (Trang 92 - 99)

II. Các nước XHCN Châu Á, Cuba từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa thập kỉ 70 của thế kỷ

12 Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, do nguyên nhân chủ quan,, khách quan, Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ lâm vào khủng hoảng rồi sụp đổ.

Sau 3 năm chiến tranh giằng co vô cùng khốc liệt, tháng 7 năm 1953, Hiệp định đình chỉ chiếm lược kí kết tại Bàn Môn Điếm, vẫn lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới hai miền.

Sau chiến tranh, nhân dân Bắc Triều Tiên tiến hành công cuộc xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất đất nước.

Tháng 4 năm 1954, Hội nghị nhân dân tối cao nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên lần thứ VII đã thông qua kế hoạch 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế quốc dân (1954-1956). Kế hoạch này đã được hoàn thành trước thời hạn. Cuối năm 1956, sản lượng công nghiệp tăng 2,8 lần so với 1953, trong đó tư liệu sản xuất tăng 4 lần, hàng tiêu dùng tăng 2,1 lần. Về nông nghiệp, sản lượng ngũ cốc đã vượt mức năm 1949 của cả nước.

Công cuộc cải cách tư bản doanh nghiệp theo con đường XHCN hoàn thành dài hạn để xây dựng CNXH hoàn thành về cơ bản. Năm 1955, tỉ trọng thành phần XHCN trong công nghiệp đã chiếm 98,3%. Về nông nghiệp, 80,9% tổng số hộ đã tham gia hợp tác xã. Từ năm 1957, nhân dân Triều Tiên đã bắt đầu thực hiện những kế hoạch dài hạn để xây dựng CNXH và đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, văn hóa (hoàn thành điện khí hóa toàn quốc, công nghiệp dân tộc đáp ứng nhu cầu về xe ôtô các loại. Thủ đô Bình Nhưỡng được xây dựng hiện đại; khoa học; giáo dục; y tế không ngừng lớn mạnh).

c. Cộng hòa Cuba

Ngay sau khi cách mạng thắng lợi (1-1-1959), trong vòng chưa đầy 2 năm, chính phủ cách mạng do Phiđen Caxtơrô đứng đầu đã hoàn thành triệt để những cải cách dân chủ; cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa xí nghiệp của tư bản chủ nghĩa nước ngoài, thực hiện quyền tự do dân chủ…

Ngày 17 tháng 4 năm 1961, nhân dân Cuba đã đập tan cuộc tập kích của Mĩ và tay sai vào biển Hirô. Sau sự kiện này, Chính phủ Cuba tuyên bố đưa đất nước đi lên CNXH. Ngày 26 tháng 7 năm 1961, “phong trao 26-7”, Đảng Xã hội nhân dân và Ban chỉ đạo phong trào 13-3 đã hợp nhất thành “Tổ chức cách mạng thống nhất” (đến 1965 đổi thành Đảng Cộng sản Cuba).

Được sự giúp đỡ của Liên Xô vả các nước XHCN anh em, công cuộc xây dựng CNXH của nhân CuBa đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: từ nền kinh tế “nông nghiệp độc canh”

(mía) và “công nghiệp đơn nhất” (khai thác mỏ), Cuba đã xây dựng được một nền công nghiệp với hệ thống các nghành cơ cấu hợp lí và nền nông nghiệp sản xuất nhiều mặt (lúa rau, quả, cà phê, thuốc lá, cao su, chăn nuôi…), So với trước cách mạng, sản lượng công nghiệp mía đường tăng 160% (bình quân đạt 8 triệu tấn/năm), điện lực tăng 7 lần, cơ khí luyện kim tăng 10 lần. Về các mặt văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao cũng được những thành tựu to lớn. Mặc dù bị cấm vận và bao vậy chặt chẽ theo Đạo luật Hêmxơ Bôtơn của Mĩ, nhân dân Cuba dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba đứng đầu là Phiđen Caxtơrô vẫn đứng vững và kiên cường cong đường cách mạng XHCN.

Là “lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc” ở Mĩ Latinh và tiềm đồn của CNXH ở Tây bán cầu, vị thế của Cuba không ngừng được nâng cao trong khu vực cũng như trên thế giới.

CHƯƠNG IV – NHỮNG THÀNH TỰU CỦA HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THẾ GIỚI

Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới với cong đường giải phóng dân tộc

Thành tựu nỗi bậc nhất của các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước quản lý xã hội. Chính vì lẽ đó, Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Nước Nga có chuyện lạ đời, đem người nô lệ thành người tự do”. Đi cùng với việc xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp. CNXH còn thiết lập một quan hệ quốc tế bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc. Điều này, hoàn toàn xa lạ với việc dân tộc này bị áp bức, bóc lột dân tộc khác như trước đây. Quan hệ quốc tế XHCN trước đây luôn là cá lớn nuốt cá bé; nước mạnh, nước lớn; thống trị nước nhỏ, nước yếu. CNXH ra đời là để xây dựng một quan hệ quốc tế hoàn toàn mới, tốt đẹp, tạo điều kiện cho các quốc gia, dân tộc giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển.

Bên cạnh đó trong khoảng giữa những năm 50, 60 của thế kỷ XX mặc dù, phải trải qua chiến tranh thế giới thứ hai, chui hậu quả nặng nề nhưng các nước CNXH nhờ bản chất chế độ xã hội tốt đẹp, lại động viên được tinh thần hăng say của nhân dân lao động nên đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực kinh tế. Trong vòng 20 năm tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước XHCN đạt mức trung bình 7%/năm.

Không những trên lĩnh vực kinh tế, mà các lĩnh vực văn hóa, khoa học công nghệ các nước XHCN cũng đạt được những thành tựu to lớn đáng tự hào. Trước khi CMXH chủ nghĩa thành công thì hầu hết các nước này trình độ học vấn của nhân dân còn thấp kém, số người mù chữ chiếm tỉ lệ lớn (nước Nga trước cách mạng tháng Mười có trên 75% dân số mù chữ) thế mà sau một thời gian xây dựng CNXH trình độ học vấn của người dân các nước xã hội chủ nghĩa tương đối cao và đồng đều (1978 Liên Xô có 174 triệu người ) có trình độ

học vấn từ trung học phổ thông trở lên. Trong lĩnh vực khoa học công nghệ Liên Xô và một số nước XHCN cũng đạt được những thành tưu rất đáng trân trọng. Ở giai đoạn đầu Liên Xô là nước đi đầu trong việc nghiên cứu. Chinh phục vũ tr. Năm 1957 Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo, năm 1961 có người bay vào vũ trũ trên tàu Phương Đông 2. Một sự kiện đáng ghi nhớ, lần đầu tiên trên thế giới Liên Xô đã dùng tên lửa V1000 bắn trúng tên lửa ở tầng bầu bình lưu.

Không chỉ thu được nhiều thành tựu trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội mà ngay trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng các nước xã hội chủ nghĩa cũng gặt hái được những kết quả to lớn. Nhờ vậy các nước xã hội chủ nghĩa đã bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ nền hòa bình thế giới, chỗ dựa cho phong trào cách mạng. thế giới.

Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới hình thành đã thực sự chấm dứt thời đại thống trị của chủ nghĩa tư bản, đồng thởi có những cống hiến to lớn đối với cuộc đấu tranh giải phóng nhân dân lao động. Trong quá trình thực hiện mục tiêu chiến lược hàng đầu là lật đổ chế độ bóc lột để xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vị thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới một lần nữa khẳng định tính hiện thực của con đường giải phóng nhân dân lao động theo tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Nhiều Đảng Cộng Sản ở các nước thuộc địa đã kịp thời chớp thời cơ lịch sử do kết cục Chiến tranh thế giới thứ hai tạo ra, tập hợp, tổ chức và lãnh đạo quần chúng cách mạng nước mình lật đổ chính quyền thực dân phong kiến và thiết lập chế độ xã hội tiến bộ, đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã tạo lập và khẳng định một xu hướng vận động của xã hội loài người khẳng định một xu hướng vận động của xã hội loài người trong lịch sử giải phóng lao động- xu hướng kết hơp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.

Tuy chỉ mới ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển, nhưng hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới thể hiện rõ tính ưu việt của hình thái kinh tế- xã hội mới thông qua những thành tựu bước đầu đạt được trên nhiều lĩnh vực. Các nước xã hội chủ nghĩa với mức độ khác nhau đã từng bước xác lập trên thực tế một chế độ xã hội dân chủ thực sự đối với đông đảo nhân dân lao động, ở đó người lao động bước đầu đã tham gia trực tiếp vào

quá trình quản lý sản xuất, quản lý xã hội. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không ngừng được củng cố, hoàn thiện, đáp ứng lợi ích chính đáng của tuyệt đại đa số nhân dân. Hàng loạt chính sách kinh tế- xã hội tiến bộ được thực hiện nhằm đưa các giá trị dân chủ và nhân văn vào cuộc sống, không ngừng cải thiện điều kiện sống của người lao động. Trong các nước xã hội chủ nghĩa, hàng tỷ nhân dân lao động đã được giải phóng, trở thành những người làm chủ quá trình xây dựng chế độ xã hội không còn bóc lột lao động và nô dịch chính trị. Mặc dù điều có điểm xuất phát chưa cao, nhưng về cơ bản, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới do khai thác được tính ưu việt của thế chế kinh tế mới dựa trên chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu và tính kế hoạch hóa, đồng thời biết khơi dậy nhiệt tình cách mạng của nhân dân lao động, nên đã tạo được động lực cho việc phát triển kinh tế trong một thời kỳ dài. Nền kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định hơn các nước tư bản chủ nghĩa trong những năm 50-60 thế kỷ XX. Đến năm 1987, các nước xã hội chủ nghĩa đã chiếm 43% tổng giá trị công nghiệp thế giới. Liên Xô còn vượt Mỹ trong nhiều nghành sản xuất như, dầu khí, khí đốt, phân hóa học, xi măng,… Những thành tựu vượt bậc về tốc độ tăng trưởng kinh tế, công nghiệp hóa phát triển khoa học kỹ thuật và các ưu việt trong chính sách xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa không chỉ làm thay đổi một cách cơ bản chất lượng cuộc sống của người nhân dân ở từng nước, mà còn làm cho toàn thể nhân loại nói chung và các nước tư bản đã từng phải nhận thức lại phạm trù phát triển, thậm chí điều chỉnh lớn về chiến lược, chính sách phát triển kinh tế- xã hội. Không thể hình dung được nền văn minh hiện đại, nhất là khuynh hướng phát triển nhân văn, nếu không có sự hiện hữu của chủ nghĩa xã hội và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới trong suốt bốn thập niên của nửa thế kỷ XX.

Phát triển là mục tiêu cơ bản và lâu dài của các nước xã hội chủ nghĩa. Trong lịch sử nhân loại, mục tiêu phát triển đã trải qua nhiều nấc thang khác nhau. Giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản đã có công lao lịch sự triển khai mục tiêu phát triển trong điều kiện cách mạng công nghiệp và trên cơ sở một nền sản xuất đạt năng xuất và khối lượng giá trị cao gấp nhiều lần so với trước kia. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản cũng gây ra nhiều hạn chế, trở ngại đối với mục tiêu phát triển như bóc lột, nô dịch, bất công, bất bình đẳng, chiến tranh

xâm lược, bạo lực… Đây là những hạn chế tất yếu sinh ra từ bản chất chủ nghĩa tư bản và không thể khắc phục trong xã hội tư bản. Chủ nghĩa xã hội ra đời và từ khi trở thành hệ thống thế giới, đã vạch ra một con đường hiện thực khắc phục những hạn chế đó trên cơ sở kết hợp hài hòa giá trị vật chất và giá trị tinh thần; tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội; kết hợp cá nhân với cộng đồng…; trên cơ sở thủ tiêu chế độ 1người bóc lột người, dân tộc áp bức dân tộc; trên cơ sở lấy con người làm điểm xuất phát và đích cuối cùng của các chủ trương, chính sách…

Với những đóng góp to lớn đối với quá trình thực hiện các mục tiêu giải phóng và phát triển, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới thể hiện rõ tính ưu việt so với chủ nghĩa tư bản. Đây chính là nguồn sức mạnh và nội lực chủ yếu để hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới duy trì trật tự thế giới hai cực trong suốt bốn thập kỷ đầy thử thách. Sự trưởng thành nhanh chóng và vững chắc của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới là nhân tố cơ bản duy trì thế giới trong trật tự hai cực có lợi cho lực lượng tiến bộ.

Bằng thực tiễn công cuộc xây dựng và phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã là người đi tiên phong trên con đường giải phóng triệt để nhân dân lao động. Các nước xã hội chủ nghĩa đã từng trở thành biểu tượng của niềm tin và sự cổ vũ mãnh liệt đối với hàng triệu người bị áp bức trên hành tinh vùng lên đấu tranh tự giải phóng. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã chấm dứt thời đại và trật tự thế giới độc tôn của chủ nghĩa tư bản. Lần đầu tiên sau hàng thế kỷ ra đời và phát triển, chủ nghĩa tư bản phải đối mặt với một thực thể đối trong có quy mô thế giới, đó là hệ thống xã hội chủ nghĩa. Huyền thoại về sức mạnh bất khả chiến bại của trật tự tư bản chủ nghĩa bị sụp đổ trước nhân loại. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã khống chế thành công một cực trong trật tự thế giới hai cực hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự hình thành và hoạt động của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), của Tổ chức Hiệp ước Vacxava và thế cân bằng quân sự chiếm lược đạt được giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XX, phản ánh sức mạnh hùng hậu của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã ngăn chặn hoặc làm thất bại nhiều cuộc phưu lưu quân sự, chính trị, kinh tế của chủ nghĩa đế quốc. Ngày nay, khi đề cập đến những chuẩn giá trị của nền văn hóa chính trị trong sinh hoạt quốc tế, cần phải

khẳng định công lao đầu tiên thuộc về hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, đã buộc thực dân đế quốc phải thừa nhận những nguyên tắc cơ bản là cùng tồn tại hòa bình, tôn trọng chủ quyền quốc gia, bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

2.Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới với con đường giải phóng dân tộc

Các nước xã hội chủ nghĩa thông qua tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng dân tôc dân chủ nhân dân đã nêu một mẫu mực điển hình về con đường giải phóng dân tộc. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa luôn luôn xung kích đi đầu. đồng thời là chỗ dựa vững chắc của phong trào giải phóng dân tộc. Con đường giải phóng dân tộc của các nước xã hội chủ nghĩa đã có sức lan tỏa ảnh hưởng sâu rộng đến các dân tộc thuộc địa, thức tỉnh và tiếp thêm sức mạnh cho họ trong cuộc đấu tranh vì nền độc lập dân tộc. Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai liên tiếp giành thắng lợi, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa- một vết nhơ của văn minh nhân loại, vốn tồn tại gần nửa thế kỷ; khai sinh một thực thể quốc tế mới, bao gồm hơn một trăm quốc gia đang phát triển mới giành được độc lập dân tộc. Trong số đó không ít quốc gia đã lựa chọn định hướng phát triển phi tư bản chủ nghĩa. Đánh giá về phong trào giải phóng dân tộc, Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân năm 1960 khẳng định: “Sự sụp đổ phong trào giải phóng dân tộc, đứng về mặt ý nghĩa lịch sử, là hiện tượng quan trọng thứ

hai sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới”13. Sự hiện diện của các quốc gia độc

lập trẻ tuổi và sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa xã hội là những yếu tố quan trọng làm biến đổi nền chính trị xã hội là những yếu tố quan trọng làm biến đổi nền chính trị thế giới trong thế kỷ XX, là thành tố chủ yếu của cách mạng thế giới, chi phối lâu dài đến sự tiến

Một phần của tài liệu tìm hiểu quá trình hình thành và thành tựu của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới từ 1917 đến 1991 (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w