Cộng hòa Nhân dân Anban

Một phần của tài liệu tìm hiểu quá trình hình thành và thành tựu của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới từ 1917 đến 1991 (Trang 79 - 80)

I CÁC NƯỚC XÃ HỘ CHỦ NGHĨA ĐÔNG ÂU

g.Cộng hòa Nhân dân Anban

Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, Anbani tuyên bố là quốc gia độc lập (nhưng thực tế sự độc lập chỉ là hình thức). Tháng 4 năm 1939, Anbani bị Italia chiếm đóng. Giai cấp tư sản –địa chủ Anbani đã chuyển sang hợp tác với bọn chiếm đóng.

Lãnh đạo phong trào chống phát xít là Đảng Cộng sản Anbani (thành lập tháng 11 năm 1941). Ở Anbani theo chế độ một đảng, vì thế Mặt trận giải phóng dân tộc không phải là liên minh các đảng mà là liên minh toàn dân dưới sự lãnh đạo tập trung của Đảng Cộng sản.

Trong cuộc đấu tranh chống bọn phát xít chiếm đóng và lực lượng tay sai, ở Anbani đã thành lập các Uỷ ban giai phóng dân tộc. Ở các vùng giải phóng các ủy ban đã trở thành cơ quan chính quyền nhân dân. Các chiến sĩ du kích và quân đội giải phóng dân tộc (thành lập năm 1943) đã gây nhiều tổn thất cho bọn chiếm đóng. Ngày 29 tháng 11 năm 1944, lãnh thổ Anbani hoàn toàn được giải phóng. Chế độ dân chủ nhân dân được thiết lập ở Anbani. Để củng cố chế độ dân chủ nhân dân, Mặt trận giải phóng dân tộc ở Anbani đã đổi tên thành Mặt trận dân chủ với sự tham gia của Đảng Cộng sản, Liên đoàn thanh niên lao động, Liên đoàn phụ nữ và công đoàn. Trong cuộc bầu cử vào nghị viện tháng 12 năm 1945, ứng cử viên của Mặt trận dân chủ, đứng đầu là Đảng Cộng sản, giành nhiều phiếu nhất và Anbani tuyên bố là nước cộng hòa nhân dân.

Chính quyền nhân dân đã thực hiện các cải cách kinh tế - xã hội. Trước cách mạng, ¾ ruộng đất thuộc địa chủ, phú nông, nhà thờ và bọn độc quyền nước ngoài chiếm hữu. Cuộc cải cách ruộng đất do chính quyền nhân dân tiến hành đã thủ tiêu sự bất công này. Hơn 70 nghìn gia đình ít ruộng đã được nhận ruộng đất và công cụ.

Việc quốc hữu hóa các xí nghiệp công nghiệp, khai mỏ, khai khác dầu và nhà băng đã dẫn tới sự thủ tiêu sự phụ thuộc vào nước ngoài, chủ yếu là tư bản Italia. Năm 1947, thành phần kinh tế XHCN đã chiếm 87% sản xuất công nghiệp Anbani.

Phương hướng cụ thể để xây dựng CNXH ở Anbani đã được vạch ra tại Đại hội lần thứ nhất Đảng Lao động Anbani tháng 11 năm 1948. Tại Đại hội này, Đảng Cộng sản Anbani đã đổi tên thành Đảng Lao động Anbani.

Nhân dân Anbani nhiệt tình tiến hành xây dựng CNXH Liên Xô đã cung cấp tín dụng, máy móc cho Anbani xây dựng khu công nghiệp mới như năng lượng, khoáng sản, dầu lửa… Trên các cánh đồng hợp tác xã nông nghiệp, sản phẩm tăng gần 2 lần rưỡi trong những năm 60 (so với chiến tranh). Anbani trở thành nước công, nông nghiệp.

Từ chỗ có 80% nhân dân Anbani mù chữ, tới giữa những năm 70 cả nước đã thực hiện giáo dục bắt buộc 8 năm. Ở Anbani, phục vụ y tế không mất tiền.

Vào đầu những năm 60, do bất đồng với Liên Xô và các nước Đông Âu, Anbani đã rút khỏi khối Vacxava và Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

Anbani có quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1950.

Một phần của tài liệu tìm hiểu quá trình hình thành và thành tựu của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới từ 1917 đến 1991 (Trang 79 - 80)