I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 1.Những tiền đề của cách mạng
a) Công cuộc công nghiệp hóa XHCN thời kỳ 1926-
Đến năm 1925, Liên Xô đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ khôi phục kinh tế, đạ tạo ra những tiền đề chính trị, kinh tế để nước vào một thời kỳ mới: cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo CNXH mà nhiệm vụ trung tâm trong thời kỳ quá độ là công nghiệp hóa XHCN. Tuy vậy, Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp, lạc hậu so với các nước TBCN, 2/3 tổng sản phẩm quốc dân là của nông nghiệp. Liên Xô chưa xây dựng được những nghành công nghiệp nặng quan trọng mà CNXH thì không thể thắng lợi trên cơ sở một nền kinh tế lạc hậu.
Tron bối cảnh đó Đại hội lần thứ XIV, Đảng Bônsêvich Nga đã được triệu tập vào tháng 12 năm 1925. Vừa đấu tranh với nhóm Trốtxki và những phần tử nhóm “ Đối lập mới” chống lại công cuộc công nghiệp hóa XHCN, phủ nhận sự thắng lợi của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô, Đại hội vừa phải thảo luận những nội dung quan trọng của đường lôi công nghiệp hóa XHCN, nhằm đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp có thể cung cấp những máy móc, trang thiết bị cần thiết cho nền kinh tế.
Đại hội chỉ rõ: việc phát triển kinh tế phải được tiến hành theo phương châm biến Liên Xô từ một nước nhập khẩu máy móc thiết bị thành một nước sản xuất máy móc và thiết bị, một nước công nghiệp hiện đại. Xây dựng Liên Xô thành một nước độc lập về kinh tế, không phụ thuộc vào các nước tư bản.
Đại hội cũng chủ trương phải công nghiệp hóa với một tốc độ nhanh chóng, để trong một thời gian ngắn nhất, Liên Xô phải trở thành một cường quốc công nghiệp tiên tiến, đuổi kịp và vượt các nước TBCN.
Đại hội còn quyết định đổi tên gọi từ Đảng Cộng sản Nga (Bônsêvich) thành Đảng Cộng sản Liên Xô (Bônsêvich) và thông qua điều lệ mới của Đảng. Đại hội XIV đã đề ra những nghị quyết quan trọng về đường lối công nghiệp hóa XHCN, vì vậy Đại hội đã đi vào lịch
sử với tên gọi là Đại hội công nghiệp hóa.
Để nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, Đảng và Nhà nước Xô Viết đã tiến hành nhiều biện pháp như: đào tạo nhanh chóng đội ngũ công nhân có trình độ kĩ thuật phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa. Nhà nước khuyến khích và tổ chức xây dựng hệ thống các trường học từ phổ thông đến cao đẳng và đại học. Số lượng người biết đọc và biết viết và học sinh các cấp tăng lên đáng kể.
Với sự nỗ lực phi thường của Đảng, Nhà nước và nhân dân Xô Viết trong hai năm 1926- 1927, sự nghiệp công nghiệp hóa XHCN đã có những thành tựu quan trọng. Sản lượng công nghiệp tăng, và chiếm tỉ trọng 42% trong nền kinh tế quốc dân. Năm 1926, việc chế
tạo máy móc đã vượt quá mức sản xuất năm 1913.Nhà máy điện lớn nhất nước là Vônkhốp đã bắt đầu phát điện vào tháng 12-1926.
Đến năm 1927, sản lương công nghiệp điện đã tăng 18% so với năm 1926. Nhiều cơ sở công nghiệp khổng lồ như nhà máy thủy điện trên song Đơnhep, đường sắt Tuốckixtan- Xibêri, nhiều nhà máy cơ khí, hóa chất được xây dựng. Đến năm 1927, sản lượng điện tăng 2 lần so với năm 1913.
Những thành tựu to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa đã để lại bài học kinh nghiệm quý báu tạo ra những tiền đề cần thiết cho việc xây dựng cơ sở vật chất và kĩ thuật cho CNXH.
b) Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp- kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932) Những thành tựu của CNXH Liên Xô (1928-1932).