Cộng hòa nhân dân Hunggar

Một phần của tài liệu tìm hiểu quá trình hình thành và thành tựu của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới từ 1917 đến 1991 (Trang 80 - 83)

I CÁC NƯỚC XÃ HỘ CHỦ NGHĨA ĐÔNG ÂU

h)Cộng hòa nhân dân Hunggar

Đầu năm 1944, trên vùng lãnh thổ giải phóng, Mặt trận dân tộc độc lập Hunggari đã thành lập với sự tham gia của tất cả các lực lượng chống phát xít. Sau đó, thành phố Đebrexen đã thành lập Chính phủ dân tộc lâm thời. Ngày 4 tháng 4 năm 1945, Hunggari được giải phóng hoàn toàn khỏi ách phát xít. Cách mạng dân chủ nhân dân được triển khai khắp cả nước. Các tổ chức phát xít bị giải tán. Trong các xí nghiệp đã thực hiện sự kiểm soát của công nhân. Chính quyền ở địa phương chuyển sang các ủy ban dân tộc.

Trong những năm cách mạng dân chủ nhân dân, một trong những biện pháp quan trọng hơn cả là cải cách ruộng đất. Ở Hunggari, hơn 1/3 ruộng đất nằm trong tay địa chủ và nhà

thờ. Chính quyền đã thủ tiêu sở hữu ruộng đất của địa chủ và giáo hội. Nhân dân được nhận ruộng đất.

Những biến đổi xã hội sâu sắc đã dẫn đến sự chống đối của giai cấp bóc lột. Ở Hunggari đã hình thành khối phản động mạnh, điển hình là Đảng Kinh tế tiểu nông. Nhà thờ Thiên Chúa giáo đóng vai trò to lớn trong đời sống chính trị đất nước. Các lực lượng xã hội dân chủ ủng hộ bọn phản động. Mọi âm mưu lật đổ đều nhằm bảo vệ chế độ tư sản Hunggari. Trong cuộc bầu cử vào nghị viện tháng 11 năm 1945, Đảng Kinh tế tiểu nông giành được 57% số phiếu bầu. Đa số ghế trong Chính phủ Liên hiệp thuộc về đảng này. Chỉ có 4 đảng viên cộng sản tham gia chính phủ.

Nhân dân lao động Hunggari đòi thay đổi chính phủ. Ngày 1 tháng 2 năm 1946 bất chấp sự chống đối của bọn phản đông, Hunggari đã tuyên bố là nước cộng hòa. Trong Mặt trận dân tộc độc lập Hunggari đã hình thành “phái tả” với sự tham gia của những người cộng sản, những người Xã hội- dân chủ, Đảng Nông dân dân tộc và các công đoàn. Một bộ phận những người lao động phải từ chức trong chính phủ, làm trong sạch Đảng kinh tế tiểu nông và “quốc hữu hóa” công nghiệp.

Để ủng hộ các đòi hỏi của “phái tả”, tháng 3 năm 1946 ở Buđapét đã diễn ra cuộc mít tinh của 400 nghìn người. Làn sóng mít tinh, biểu tình tràn ngập đất nước.

Trong tình hình đó, bọn phản cách mạng đã chuẩn bị âm mưu đảo chính, đứng đầu là Ph, Nadi, lãnh tụ Đảng Kinh tế tiểu nông, giữ chức Thủ tướng Nhờ sự cảnh giác của những người cộng sản, vào đầu năm 1947, âm mưu chống nước cộng hòa đã bị đập tan.

Tháng 8 năm 1947, trong cuộc bầu cử bất thường vào nghị viện, liên minh các Đảng Dân chủ nhận được đa số phiếu. Những người cộng sản chiếm được vị trí lãnh đạo trong chính phủ. Đại đa số giai cấp công nhân đã chuyển sang phía Đảng Cộng sản. Tới giữa năm 1948, ở Hunggari đã thiết lập chuyên chính vô sản.

Tháng 6 năm 1948, tại Đại hội thống nhất những người cộng sản và xã hội – dân chủ, Đảng lao động xã hội chủ nghĩa Hunggari được thành lập trở thành lực lượng lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tháng 8 năm 1949, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp của nước cộng hòa nhân dân Hunggari. Nhân dân đã chuyển sang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hàng chục nhà máy, xí nghiệp được xây dựng. Ở nông thôn, các hợp tác xã nông nghiệp được thành lập, chiếm 1/3 ruộng đất canh tác.

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, ban lãnh đạo Đảng Lao động Hunggari đã mắc sai lầm nghiên trọng là kết hợp rộng rãi những người tình nguyện vào Đảng. Hậu quả là trong đảng đã xuất hiện những phần tử dao động- kẻ thù trực tiếp làm yếu Đảng và chuyên chính vô sản. Nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng thường xuyên bị vi phạm. Việc giải quyết vấn đề hợp tác hóa ở Hunggari không tuân thủ theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân, trong khi đó ban lãnh đạo Đảng Lao động XHCN Hunggari lại quá đề cao vấn đề “công nghiệp hóa”. Tấc cả đã dẫn đến sự bất bình trong dân chúng. Lợi dụng sai lầm của ban lãnh đạo Đảng bọn xét lại bắt đầu hoạt động, làm yếu Đảng từ bên trong.

Ngày 23 tháng 10 năm 1956, ở Hunggari diễn ra cuộc đảo chính bắt đầu từ cuộc biểu tình của sinh viên. Đêm 23 rạng 24 tháng 10, cuộc biểu tình đã chuyển thành cuộc bạo động vũ trang. Một bộ phận quân dội cũng đi theo lực lượng biểu tình. Chính phủ mới được thành lập, do Imre Nary làm Thủ tướng, đã tuyên bố rút khỏi tổ chức Hiệp ước Vacxava và yêu cầu phương Tây giúp đỡ. Trước tình hình đó, quân đội Liên Xô cùng các nước thuộc khối Vacxava đã can thiệp. Cuộc khủng hoảng ở Hunggari kết thúc. Sau cuộc đảo chính, Đảng Lao động XHCN Hunggari đổi tên thành Đảng Công nhân XHCN Hunggari. Ianốt Kađa được cử làm Bí thư thứ nhất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Hunggari tiếp tục sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

Hunggari theo thể chế một đảng, lãnh đạo tổ chức xã hội rộng lớn là Mặt trận Tổ quốc nhân dân. Trong những năm cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội, các đảng chính trị khác không được bổ sung thêm đảng viên nền cuối cùng phải chấm dứt sự tồn tại.

Từ nửa sau những năm 60, Hunggari đã tiến hành cải cách kinh tế, vận dụng hệ thống điều hành kinh tế mới. Nhiệm vụ chủ yếu của cải cách là kết hợp đồng bộ hơn kế hoạch của trung ương với sự tự quản của các xí nghiệp. Cải cách đã dẫn tới sự phân công lao động quốc tế, sự tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất, sử dụng rộng rãi các thành tựu của cách mạng khoa học- kỹ thuật.

Từ “đất nước của 3 triệu người nghèo” (như người ta thường gọi Hunggari trước cách mạng), đến nửa sau những năm 70 Hunggari đã trở thành một nước công nghiệp phát triển. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Hunggari đã xây dựng được tổ hợp công nghiệp to lớn: cơ sở luyện thép Đunai, chế biến dầu ở Lônhinvarôsơ, tàu điệm ngầm Buđapet, liên hiệp xây dựng nhà ở…

Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao dần được nâng cao. So với trước cách mạng, số lượng học sinh tăng 1 lần rưỡi, số sinh viên tăng 8 lần.

Đại hội Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Hunggari lần thứ XI đã vạch ra kế hoạch phát triển ở Hunggari trong 5 năm tiếp theo (kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, 1976-1980).

Một phần của tài liệu tìm hiểu quá trình hình thành và thành tựu của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới từ 1917 đến 1991 (Trang 80 - 83)