I CÁC NƯỚC XÃ HỘ CHỦ NGHĨA ĐÔNG ÂU
k. Cộng hòa dân chủ Đức
Đảng Cộng sản Đức không ngừng đầu tranh chống phát xít. Hàng chục nghìn người đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh chống phát xít.
Ngày 8 tháng 5 năm 1945, nước Đức phát xít đã đầu hàng không điều kiện để thủ tiêu chủ nghĩa quân phiệt, tiêu diệt chủ nghĩa quốc xã và bảo đảm sự phát triển dân chủ, quân đội Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp đã chiếm đóng Đức. Nước Đức bị chia làm 4 khu vực chiếm đóng. Mỗi vùng điều thực hiện chế độ quân quản. Để điều hành chung đất nước, người ta đã thành lập Uỷ ban kiểm soát với sự tham gia của 4 người đứng đầu mỗi vùng. Thủ đô Đức Béclin được chia ra 4 phần và cũng bị quân đội của bốn nước chiếm đóng.
Trong vùng do quân đội Xô Viết chiếm đóng, các quyết định thỏa thuận giữa các đồng minh về việc xây dựng nước Đức đã được thực hiện đầy đủ. Kết quả của việc tiến hành “phi quân phiệt hóa”, là thế lực phản động đã bị tước đoạt hoàn toàn cơ sở kinh tế phục vụ
cho chủ nghĩa quân phiệt. Tài sản của bọn độc quyền (cũng như bọn phát xít và tội phạm chiến tranh đã bị tịch thu và trở thành sở hữu của toàn dân). Việc tiến hành cải cách nông dân được nhận 2,2 triệu ha ruộng đất cùng nhiều tài sản, trâu bò và nông cụ khác.
Trong quá trình thủ tiêu chủ nghĩa phát xít, bọn quốc xã đã bị loại khỏi các cơ quan nhà nước. Tội phạm chiến tranh và phát xít bị xử tội.
Để đưa nước Đức thành một nước dân chủ, hòa bình cần phải thu hút đông đảo nhân dân tham gia Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức. Chính vì thế những người cộng sản đã ủng bộ mọi hoạt động của các tổ chức và đảng phái yêu nước, chống phát xít. Mùa hè 1945, Liên đoàn quân chủ Thiên Chúa giáo được thành lập thu hút các lực lượng tư sản vừa và nhỏ, trí thức, nông dân, công nhân. Ngoài ra, Đảng dân chủ tự do của tư sản, viên chức, thợ thủ công cũng được thành lập. Năm 1948, ở Đức lại xuất hiện thêm hai đảng: Đảng Nông dân dân chủ Đức và Đảng Dân tộc dân chủ Đức, thu hút các lực lượng tướng tá, thành viên của Đảng Quốc Xã không có nợ máu với nhân dân.
Năm 1949, Mặt trận dân tộc dân chủ Đức được thành lập với sự tham gia của các đảng phái chính trị và tổ chức xã hội Đông Đức. Lúc đầu, Mặt trận tiến hành đấu tranh nhằm loại trừ hậu quả của chủ nghĩa phát xít, về sau Mặt trận đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng CNXH. Ở Đông Đức, nghị quyết của Hội nghị Pôtxđam đã thực hiện được nghiêm chỉnh. Các cuộc cách mạng dân chủ chống phát xít thắng lợi.
Các cường quốc phương Tây, trước hết là Mĩ, đã làm thất bại việc thi hành nghị quyết của Hội nghị Ianta và Pôtxđam. Do đó, tháng 3 năm 1948, Hội đồng kiểm soát đã chấm dứt hoạt động. Tháng 9 năm 1949, với sự ủng hộ của Mĩ, Anh, Pháp, nhà nước Tây Đức được thành lập với tên gọi Cộng hòa liên bang Đức.
Nhân dân lao động ở vùng chiếm đóng của Liên Xô không muốn để mất những thành quả của cuộc cách mạng dân chủ chống phát xít và không cho phép sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản ở phía đông đất nước. Họ yêu cầu thành lập nhà nước của công nhân, nông dân Đức.
Như vậy, trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với những chế độ xã hội khác nhau.
Mùa hè 1952, Hội nghị Đảng Xã hội thống nhất Đức thông qua nghị quyết về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở cộng hòa dân chủ Đức. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Công nhân thống nhất Đức, tất cả các đảng và tổ chức của Mặt trận dân tộc dân chủ Đức đã bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Bọn phục thù Tây Đức và những kẻ cổ vũ cho cúng là Mĩ đã tìm cách phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa dân chủ Đức. Ngày 17 tháng 6 năm 1953, các nhóm vũ trang từ Tây Bec1lin đã xâm nhập lãnh thổ cộng hòa dân chủ Đức với mưu toan sáp nhập Cộng hòa dân chủ Đức vào Cộng hòa liên bang Đức. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, âm mưu của chúng đã bị đạp tan.
Tiếp đó, các lực lượng lật đổ từ Cộng hòa liên bang Đức đã lợi dụng biên giới mở giữa Cộng hòa dân chủ Đức và Tây Béclin để phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa dân chủ Đức (hoạt động trinh sát thu gom hàng hóa khan hiến). Ngày 13 tháng 8 năm 1961, chính phủ Cộng hòa dân chủ Đức đã tiến hành các biện pháp nhằm kiểm soát biên giới Tây Béclin, thông qua việc xây dựng bức tường Béclin (lúc đầu bức tường được xây dựng còn sơ sài, về sau được củng cố vững chắc, hiện đại).
Bằng sự nỗ lực của hàng triệu nhân dân lao động, Cộng hòa dân chủ Đức đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Tới giữa những năm 60, sản lượng công nghiệp đã bằng sản lượng của các nước Đức năm 1936. Các nghành công nghiệp hàng đầu cũng thu được những kết quả đang kể.
Năm 1960, ở Cộng hòa dân chủ Đức đã tiến hành xong hợp tác hóa nông nghiệp. Điều đó có nghĩa là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã thắng lợi. Điều đó có nghĩa là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã thắng lợi ở nông thôn cũng như thành thị. Năm 1986, Cộng hòa dân chủ Đức thông qua Hiến pháp mới. Năm 1974, kỉ năm 25 năm thành lập, Cộng hòa dân chủ Đức đã trở thành một trong những nước phát triển.
Đại hội lần thứ IX Đảng Xã hội thống nhất Đức (5 năm 1976) đã vạch ra dự thảo cương lĩnh của Đảng và kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế quốc dân (1976-1980).
Về đối ngoại, uy tín của Cộng hòa dân chủ Đức ngày càng khẳng định, Tháng 9 năm 1971, Chính phủ các nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp đã thừa nhận Tây Bec1lin không thuộc lãnh thổ của Cộng hòa liên bang Đức. Ngày 21 tháng 12 năm 1972, Hiệp ước đạt cơ sở cho quan hệ hai nước Đức đã được kí kết và sự bình thường hóa quan hệ giữa hai nước Đức đã được thiết lập. Năm 1973, cả hai nước Đức gia nhập Liên Hiệp Quốc. Ngày 7-10- 1975, giữa Liên Xô và cộng hòa dân chủ Đức đã kí kết hiệp ước hữu nghị, hợp giữa Liên Xô và Cộng hòa dân chủ Đức đã kí kết hiệp ước hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, mở rộng và nâng cao mối quan hệ giữa hai nước.