Những thành tựu chủ yếu về chính trị, kinh tế trong thời kì 1921-1925.

Một phần của tài liệu tìm hiểu quá trình hình thành và thành tựu của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới từ 1917 đến 1991 (Trang 37 - 39)

I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 1.Những tiền đề của cách mạng

c)Những thành tựu chủ yếu về chính trị, kinh tế trong thời kì 1921-1925.

Nhờ có đướng lối đúng đắn do Đại hội X của Đảng Bônsêvich vạch ra, nhân dân Nga đã bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế và củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc.

Sự thành lập Liên bang Xô Viết cho đến năm 1922, trên lãnh thổ nước Nga trước đây đang tồn tại 6 nước Cộng hòa XHCN: Nga, Ucraina, Bêlarut, Adecbaigian, Acmênia, và Grudia. Tuy thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã mang lại sự bình đẳng về chính trị giữa các nước cộng hòa, nhưng sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa đã tiềm ẩn những bất bình đẳng mới có thể xảy ra.

Yêu cầu chống lại nguy cơ can thiệp nước Ngoài phải thống nhất lực lượng vũ trang, các phương tiện quốc phòng để bảo vệ vững chắc tổ quốc XHCN là một nhu cầu cấp thiết. Hơn nữa, trong thời kỳ xây dựng hòa bình các nước Cộng hòa Xô Viết càng phải thống nhất, hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị tron liên bang duy nhất về mặt nhà nước.

Sự thắng lợi Cách mạng XHCN tháng Mười và sự ra đời của chính quyền Xô Viết, cũng như truyền thống đoàn kết chống bọn can thiệp và nội phản giữa các nước cộng hòa là tiền đề quan trọng cho một sự thống nhất giữa các nước.

Từ những yêu cầu cấp thiết và những tiền đề sẵn có, trên cơ sở tự nguyện, chiều ngày 30- 12-1922, Đại hội lần thứ nhất các Xô Viết toàn Liên bang được tiến hành tại Nhà hát lớn của Thủ đô Matxcơva với sự tham gia của 2.215 đại biểu. Đại hội đã nhất trí thông qua bản Tuyên ngôn thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (gọi tắt là Liên Xô) và bản Hiệp ước Liên bang.

Tháng 1 năm 1924, Hiến pháp đầu tiên của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết được thông qua khẳng định về mặt pháp lí Nhà nước Liên bang Xô Viết.

Sự ra đời của Liên bang Xô viết cò ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thắng lợi của chính sách dân tộc theo chủ nghĩa Lênin, mở ra một cong đường đúng đắn trong việc giải quyết vấn đề dân tộc, thủ tiêu những bất bình đẳng giữa các dân tôc, củng cố và tăng cường sức mạnh của Nhà nước Xô Viết.

Việc thành lập Liên bang cộng hòa XHCN Xô Viết đã xác lập một quan hệ kiểu mới mà lịch sử tới chưa hề biết giữa các dân tộc và quốc gia sau khi giai cấp vô sản lên nắm chính quyền.

Những thành tựu chủ yếu của công cuộc khôi phục nền kinh tế.

Chỉ trong một thời gian ngắn (4 năm) nhân dân Xô Viết đã hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế

Trong nông nghiệp, tổng sản lượng đạt 118% so với năm 1913. Nông nghiệp đã cung cấp 87% số sản phẩm cho nhân dân. Diện tích gieo trồng đạt 99,3%, sản lượng lúa mì và số lượng đàn gia súc năm 1926 đã vượt trước chiến tranh.

Trong công nghiệp, đến năm 1925, sản lượng công nghiệp đạt 75% riêng công nghiệp nặng đạt 81%. Đã thực hiện thắng lợi kế hoạch điện khí hóa đất nước do Lênin đề ra năm 1920, có 10 nhà máy điện đã và đang xây dựng . Các ngành công nghiệp chế tạo máy móc, luyện kim, công nghiệp nhẹ đã vượt thời kì chiến tranh.

Điều có ý nghĩa là thành phần kinh tế XHCN đã chiếm 76,1% trong tổng sản lượng công nghiệp.

Về thương nghiệp giao lưu hàng hóa giữa các địa phương đã tăng lên chu chuyển nội thương bằng 70% so với thời kì trước chiến tranh, thành phần kinh tế nhà nước và hợp tác xã đã chiếm đến 87,9%.

Nhờ những kết quả đạt được trong công cuộc khôi phục kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động đã được nâng lên rõ rệt. Tiền lương được tăng lên, điều kiện làm việc và sinh hoạt được cải thiện, nhà nước chú trọng nâng cao chi phí sức khỏe và bảo hiểm xã hội của nhân dân.

Thắng lợi của công cuộc khôi phục Chính sách kinh tế mới của Lênin là hoàn toàn đúng đắn. Kết quả đó còn thể hiện sự nỗ lực phi thường trong lao động của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Xô Viết.

2. Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1925-1941) và Những thành tựu của CNXH Liên Xô (1925-1941)

Một phần của tài liệu tìm hiểu quá trình hình thành và thành tựu của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới từ 1917 đến 1991 (Trang 37 - 39)