Rà soát và tổng kết việc thực hiện quy định của pháp luật về một số hình thức dân chủ trực tiếp gần giống với trưng cầu ý dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 69 - 70)

Do các quy định của pháp luật trưng cầu ý dân quá ít, chúng ta lại chưa từng tổ chức trưng cầu ý dân trên thực tế, nên việc rà soát, tổng kết thực hiện quy định của pháp luật về một số hình thức dân chủ trực tiếp gần giống với trưng cầu ý dân như hình thức nhân dân ở cấp cơ sở bàn, trực tiếp quyết định đối với một số công việc chung của cộng đồng, việc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, để từ đó xem

xét rút ra những yếu tố hợp lý tham khảo trong quá trình hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân.

Thứ nhất, trưng cầu ý dân và bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân

dân các cấp có nhiều nét tương đồng, chỉ khác nhau ở chỗ vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân bao giờ cũng là công việc cụ thể; còn trong bầu cử thì đưa ra các ứng cử viên để cử tri lựa chọn những người ưu tú đại diện cho mình tham gia vào các cơ quan của Nhà nước. Về phạm vi, nếu là cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội thì gần giống với cuộc trưng cầu ý dân toàn quốc; còn nếu là bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân địa các cấp thì gần giống với cuộc trưng cầu ý dân ở địa phương. Do đó, tiến hành tổng kết việc thực hiện các quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp giúp chúng ta rút ra được những yếu tố hợp lý, nhất là về trình tự, thủ tục bầu cử, các cơ quan phụ trách bầu cử, thể thức bỏ phiếu v.v… để có thể áp dụng cho việc trưng cầu ý dân.

Thứ hai, đối với hình thức hình thức nhân dân ở cấp cơ sở bàn, trực tiếp quyết

định một số công việc của Nhà nước thì như trên đã trình bày hình thức dân chủ trực tiếp này gần giống với trưng cầu ý dân ở cấp cơ sở; chỉ có điều vì pháp luật chưa quy định chặt chẽ nên chưa hu hút được sự tham gia đông đảo của người dân trong việc sử dụng hình thức dân chủ này. Tuy nhiên, trong thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp này nói riêng và thực hiện Quy chế dân chủ ở xã nói chung đã bước đầu đem lại kết quả nhất định. Qua điều tra xã hội học cho thấy: 63,12% số người được hỏi cho rằng sự ra đời của Quy chế có ý nghĩa lớn; 32,8% cho là có mức độ, chỉ có 0,82% cho là không có ý nghĩa gì [32, tr. 85]. Do vậy, tiến hành tổng kết việc thực hiện quy định của pháp luật về hình thức dân chủ trực tiếp này là rất cần thiết, trên cơ sở đó xác định được cụ thể những vấn đề nào ở cơ sở cần phải đưa ra để nhân dân biểu quyết; đồng thời, cũng xem xét những mặt hạn chế, những ưu điểm trong thực hiện trình tự, thủ tục, thể thức bỏ phiếu để áp dụng trong trưng cầu ý dân.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 69 - 70)