Hoàn thiện pháp luật về trưng cầ uý dân phải được đặt trong tổng thể hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước ta

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 66 - 67)

thể hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước ta

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có chất lượng tốt về nội dung, hình thức thể hiện và cả trong tổ chức thực hiện là một trong những trọng tâm, đòi hỏi cấp thiết của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Để có được một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đòi hỏi từng bộ phận trong hệ thống đó cũng phải hoàn thiện và do đó việc hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước ta. Mặt khác, từng bộ phận trong hệ thống pháp luật lại có mối quan hệ tương hỗ, gắn bó hữu cơ với nhau, bởi tuy chúng sinh ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau nhưng các quan hệ xã hội này lại phát sinh trên cùng một nền tảng kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, việc hoàn thiện một bộ phận trong hệ thống đó phải được đặt trong mối liên hệ với việc hoàn thiện các bộ phận khác.

Trưng cầu ý dân là một hình thức dân chủ trực tiếp, do đó việc hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân phải được đặt trong tổng thể việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về các hình thức dân chủ trực tiếp khác; đồng thời, cũng phải được đặt trong tổng thể việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và các quy định của pháp luật về phát huy dân chủ nói riêng. Bởi không phải bất kỳ lúc nào và với bất kỳ công việc gì chúng ta cũng có thể sử dụng được hình thức dân chủ trực tiếp này. Không bao giờ và không thể mọi vấn đề của Nhà nước đều có thể đưa ra để nhân dân trực tiếp quyết định được. Việc này chỉ xảy ra ở thời kỳ đầu của Cộng hòa A-ten khi mà các công việc chung của Thị xã (polis) không có nhiều thì mỗi khi cần giải quyết, các nhà lãnh đạo triệu tập dân chúng của Thị xã đến công trường thành phố để trực tiếp biểu quyết quyết định. Ngày nay, trong xã hội hiện đại, các công việc của Nhà nước là vô vàn, đòi hỏi phải có bộ máy nhà nước đồ sộ với một đội ngũ đông đảo công chức mới có thể giải quyết được. Hầu hết các công việc của Nhà nước đều do đội ngũ công chức giải quyết; nhân dân chỉ tham gia vào một số công việc của Nhà nước thông qua nhiều kênh khác nhau với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, đối với một số vấn đề đặc biệt quan trọng của đất nước của địa phương, thì Nhà nước phải dành cho người dân quyền trực tiếp quyết định. Do đó, việc sử dụng hình thức trưng cầu ý dân phải được kết hợp với việc sử dụng các hình thức dân chủ trực tiếp khác, cũng như kết hợp với dân chủ đại

diện thì mới có thể phát huy được ưu thế của từng loại hình dân chủ. Có như vậy mới có thể khai thác hết tiềm năng, thế mạnh trong nhân dân từ đó quay trở lại phục vụ cho chính lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhân dân. Mặt khác, để bảo đảm thực hiện được các quy định của pháp luật về trưng cầu ý dân còn phải cần đến sự tác động của các thể chế khác như kinh tế, xã hội v.v… Các thể chế này tuy không trực tiếp điều chỉnh vấn đề trưng cầu ý dân nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ về cơ sở vật chất, nâng cao ý thức pháp luật cho người dân tham gia trưng cầu ý dân, bảo đảm cho việc trưng cầu ý dân đem lại hiệu quả thiết thực.

Vì vậy, để người dân thực sự thực hiện được quyền quyết định đối với một số công việc của Nhà nước thì việc hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân phải được kết hợp cùng với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về các hình thức dân chủ trực tiếp khác và phải được đặt trong tổng thể hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước ta.

3.2.4. Hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân phải bảo đảm cho các quy định về trưng cầu ý dân mang tính khả thi

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)