Rà soát các quy định của pháp luật hiện hành về trưng cầ uý dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 68 - 69)

Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, hệ thống pháp luật nước ta trong đó có pháp luật về trưng cầu ý dân phải được phát triển, hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý ngày càng tốt hơn cho sự tham gia của người dân vào công việc của Nhà nước. Tuy vậy, trong thực tế hiện nay, pháp luật về trưng cầu ý dân còn nhiều bất cập, chưa có tính khả thi. Để hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân, đòi hỏi chúng ta phải tiến hành rà soát lại thực trạng của nó trong hệ thống pháp luật hiện hành, xác định những yếu kém, hạn chế để từ đó có cơ sở

hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta hiện nay. Sự cần thiết phải tiến hành rà soát các quy định của pháp luật về trưng cầu ý dân trong hệ thống pháp luật hiện hành xuất phát từ các lý do sau đây:

Thứ nhất, các quy định của pháp luật về trưng cầu ý dân hiện hành là rất ít ỏi,

lại nằm trong các văn bản khác nhau như Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Quy chế hoạt động của ủy ban Thường vụ Quốc hội v.v… cho nên còn tản mạn, chưa thống nhất, thiếu những quy định cụ thể, chi tiết để có thể triển khai thực hiện được trên thực tế.

Thứ hai, do quan hệ xã hội thường xuyên biến đổi, dẫn đến tình trạng các quy

định của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội đó có xu hướng trở nên lỗi thời, không còn phù hợp hoặc khi phát sinh quan hệ xã hội mới nhưng lại chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh. Vì thế cần phải có sự rà soát thường xuyên mới có thể phát hiện được những khiếm khuyết này trong các quy định của pháp luật.

Thứ ba, do trình độ và kỹ thuật xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta vẫn còn có những hạn chế nhất định nên không tránh khỏi có những hạn chế về mặt kỹ thuật lập pháp (kể cả về mặt kỹ thuật lập hiến), sai sót về diễn đạt, ngôn ngữ sử dụng v.v… Những sai sót này có thể dẫn đến những cách hiểu khác nhau, không thống nhất, làm cho các quy định về trưng cầu ý dân thiếu tính khả thi, hạn chế hiệu quả thực hiện của pháp luật.

Chính vì các lý do đó mà chúng tôi cho rằng, việc rà soát các quy định của pháp luật về trưng cầu ý dân là rất cần thiết trong việc hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân.

3.3.2. Rà soát và tổng kết việc thực hiện quy định của pháp luật về một số hình thức dân chủ trực tiếp gần giống với trưng cầu ý dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 68 - 69)