Hoàn thiện pháp luật về trưng cầ uý dân phải bảo đảm cho các quy định về trưng cầu ý dân mang tính khả th

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 67 - 68)

Một trong những chức năng cơ bản của pháp luật là chức năng điều chỉnh, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội và hướng các quan hệ này theo hướng có lợi. Nếu như các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội không mang tính khả thi thì có nghĩa là chức năng điều chỉnh của pháp luật không phát huy được tác dụng, pháp luật lúc này chỉ còn là hình thức. Nhận thức rõ được điều này, trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nhấn mạnh "Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật" [18]. Đồng thời, trong Tờ trình của Hội Luật gia Việt Nam trình ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật Trưng cầu ý dân cũng đã khẳng định rõ "Luật Trưng cầu ý dân phải được xây dựng với những điều luật có nội dung thiết thực, khả thi trong tổ chức thực hiện, phù hợp với điều kiện của đất nước" [22, tr. 04].

Như chúng ta đã biết, vì trưng cầu ý dân là một việc làm rất tốn kém và trong nhiều trường hợp lại làm chậm thời gian giải quyết công việc nên các cơ quan nhà

nước có xu hướng ngại không muốn tổ chức trưng cầu ý dân. Do đó, nếu như các quy

định về trưng cầu ý dân nói chung và nhất là các quy định về các vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân nói riêng mà không rõ ràng, cụ thể thì sẽ khó có tính khả thi. Trong thực tế hơn 60 năm xây dựng đất nước, chúng ta chưa từng tổ chức việc trưng cầu ý dân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này, trong đó có nguyên nhân là do các quy định về trưng cầu ý dân chưa rõ ràng, chưa cụ thể nên không có tính khả thi. Vì vậy, trong hoàn thiện pháp luật nói chung cũng như trong hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân nói riêng phải đề cao yếu tố khả thi của các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Theo đó, pháp luật về trưng cầu ý dân phải quy định rõ những vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân, điều kiện, hoàn cảnh tổ chức trưng cầu ý dân, sáng kiến trưng cầu ý dân, trình tự, thủ tục trưng cầu ý dân v.v… Có như vậy thì các quy định của pháp luật về trưng cầu ý dân mới mang tính khả thi; còn nếu không nó chỉ là những quy định mang tính hình thức và như vậy việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân không được thực hiện toàn diện, mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của chúng ta vì thế khó mà đạt được.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)