Pháp luật về trưng cầ uý dân ở Việt Nam cho đến trước Hiến pháp năm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 33 - 38)

năm 1992

Có thể nhận thấy rằng, trưng cầu ý dân là một trong những chế định pháp lý được quan tâm từ rất sớm trong lịch sử hệ thống pháp luật nước ta. Ngay từ những năm đầu nước nhà mới giành được độc lập, để tránh nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa ta và Pháp, giải pháp trưng cầu ý dân đã được tính đến trong các văn kiện ký kết giữa ta và Pháp. Cụ thể, trong Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ta ký kết với Chính phủ Pháp, trong đó Chính phủ Pháp thừa nhận: "Nước

Việt Nam Cộng hòa là một quốc gia tự do có Chính phủ của mình, nghị viện của mình, bộ đội của mình, tài chính của mình... Về việc hợp nhất ba "kỳ". Chính phủ Pháp cam đoan thừa nhận những quyết định của nhân dân sẽ trực tiếp phán quyết" [35, tr. 261].

Những quyết định của nhân dân sẽ trực tiếp phán quyết là một giải pháp kiến

tạo hòa bình tuyệt vời của Chính phủ ta mà đại diện là vị Chủ tịch anh minh của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra. Nhận định về vấn đề này, trong Báo cáo đặc biệt của Chính phủ về việc giao thiệp với Chính phủ Pháp do ông Phạm Văn Đồng, Trưởng phái đoàn Quốc hội Việt Nam sang Pháp trình bày tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I, ngày 30 tháng 10 năm 1946 đã nêu rõ:

Về vấn đề Nam bộ, bản Hiệp định sơ bộ đã chủ trương: Trưng cầu ý dân để cho người Việt Nam ở Nam bộ tự quyết định số phận của mình, nghĩa là tự quyết định muốn trở lại làm nô lệ cho người Pháp hay nhất định làm công dân tự do của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Lúc bấy giờ có người hỏi: sao Cụ Hồ ký nhận điều ấy? Nhưng thật ra nếu chúng ta không dùng võ lực, không dùng chiến tranh thì chỉ có cách trưng cầu dân ý để giải quyết vấn đề thống nhất Trung Nam Bắc [8, tr. 78]. Sau khi ký kết Hiệp định sơ bộ 06 tháng 3 năm 1946, Hồ Chủ tịch đã trao cho Chính phủ Pháp bản đề nghị chủ trương cách tổ chức và cơ quan phụ trách trưng cầu ý dân để giải quyết vấn đề Nam Bộ nhưng thực dân Pháp lờ đi cố tình không thực hiện [8, tr. 85]. Kết quả là đã xảy ra chiến tranh và thực dân Pháp phải chuốc lấy thất bại nặng nề. Như vậy, có thể thấy rằng, nếu trưng cầu ý dân được Chính phủ Pháp đồng ý cho thực thi ở Nam Bộ thì nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân tiến bộ Pháp không phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh khốc liệt và đất nước ta sớm được thống nhất. Bởi lẽ:

Nhưng Hồ Chủ tịch đã tin tưởng chắc chắn vào lòng ái quốc, chí dũng cảm; sức tranh đấu của toàn thể đồng bào Nam bộ, và toàn thể đồng bào Nam bộ mặc dầu đại bác liên thanh, mặc dầu thiết giáp xe tăng đã trả lời cho người Cha già của dân tộc Việt Nam rằng: đây là đất nước Việt Nam, đây là dân tộc Việt Nam, cùng một nguồn, cùng một gốc, một tiếng nói, một chí

hướng và cùng như lời anh Nguyễn Văn Tạo đã nói: đại bác, liên thanh, xe tăng, thiết giáp không thể chia rẽ giang sơn đất Việt [8, tr. 79].

Tiếp theo đó, Chính phủ lâm thời của chúng ta đã đặt ra yêu cầu tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và gấp rút soạn thảo để sớm ban hành Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Trong bối cảnh Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân non trẻ mới ra đời với muôn vàn khó khăn gian nguy (thù trong, giặc ngoài, quân Pháp - Anh, quân Tưởng và bọn tay sai, phản động đều lăm le xóa bỏ ngay chính quyền cách mạng; nạn đói năm 1945 với khoảng 2 triệu người chết đói, ngân khố quốc gia trống rỗng v.v...), bản Hiến pháp ngắn gọn với 70 điều đã được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946, nhưng cũng đã giành 3 điều để quy định về quyền phúc quyết của nhân dân, cụ thể như sau:

Điều thứ 21: Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo điều thứ 32 và 70;...

Điều thứ 32: Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý.

Cách thức phúc quyết sẽ do luật định...

Điều thứ 70: Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây:…

c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng thuận thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết [42].

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy quy định về vấn đề nhân dân phúc quyết trong Hiến pháp năm 1946 là tương đối đầy đủ và rõ ràng: xác định rõ loại việc cần đưa ra phúc quyết; thẩm quyền, trình tự đưa một vấn đề ra toàn dân phúc quyết. Theo đó, loại vấn đề đưa ra nhân dân phúc quyết gồm có hai loại: một loại bắt buộc phải đưa ra để toàn dân phúc quyết là những điều thay đổi trong Hiến pháp; một loại không bắt buộc phải đưa ra toàn dân phúc quyết là những vấn đề quan hệ đến vận mệnh quốc gia. Việc quyết định đưa vấn đề quan hệ đến vận mệnh quốc gia để toàn dân phúc quyết được Hiến pháp giao cho Nghị viện (Quốc hội); nhưng, để thông qua được quyết định

này đòi hỏi phảiẻtong biểu quyết Quốc hội phải đạt được đa số phiếu tuyệt đối, tức phải có ít nhất hai phần ba tổng số nghị viên tán thành. Còn cách thức phúc quyết cụ thể (trình tự, thủ tục), trong Hiến pháp xác định rõ là sẽ được quy định trong một đạo luật. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là vào thời kỳ này, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Cả nước tập trung mọi nguồn lực cho công cuộc kháng chiến giải phóng đất nước, nên Quốc hội không có điều kiện ban hành luật quy định cụ thể về trình tự, thủ tục phúc quyết, cũng như không tiến hành tổ chức cuộc phúc quyết nào theo quy định của Hiến pháp.

Vậy một câu hỏi đặt ra là tại sao vào thời điểm nước nhà mới giành được độc lập, vấn đề dân chủ trực tiếp mà đặc biệt là quyền phúc quyết của nhân dân đối với một số công việc của Nhà nước lại được coi trọng như vậy? Điều này có thể giải thích là do vào thời điểm đó, đất nước mới giành được độc lập, cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà nước mới được hình thành, trong khi đó đất nước lại đang trong tình trạng rất nguy hiểm v.v…; việc ban hành Hiến pháp và đưa được bản Hiến pháp đó ra để toàn dân phúc quyết sẽ là lời khẳng định đanh thép ý nguyện độc lập của dân tộc ta, khiến cho các nước có âm mưu thôn tính nước ta phải dè chừng khi xâm chiếm một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Hơn nữa, cũng chính vì đất nước đang ở vào thế ngàn cân treo sợi tóc cho nên những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia khi được đưa ra toàn dân phúc quyết sẽ khiến cho nhân dân đồng tâm, hiệp lực thực hiện. Nếu không đưa ra phúc quyết mà các quyết sách của chính quyền không hợp với lòng dân thì sẽ rất dễ bị bọn thù trong, giặc

ngoài lợi dụng gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân và như vậy thì chính quyền non

trẻ của chúng ta khó có thể đứng vững được.

- Đến Hiến pháp năm 1959, vấn đề trưng cầu ý dân mặc dù vẫn được duy trì trong Hiến pháp nhưng chỉ được quy định rất khái quát, không cụ thể như trong Hiến pháp năm 1946. Trong Hiến pháp lúc này chỉ có một điều quy định về trưng cầu ý dân:

Điều 53: ủy ban Thường vụ Quốc hội có những quyền hạn sau đây: …

Như vậy, so với quy định trong Hiến pháp năm 1946, thì quy định về quyền

phúc quyết của nhân dân không còn nữa mà thay vào đó là việc trưng cầu ý kiến nhân

dân; trước đây thẩm quyền đưa một vấn đề ra để nhân dân phúc quyết thuộc về Quốc

hội với việc phải hội đủ ít nhất hai phần ba tổng số nghị viên tán thành thì nay giao cho ủy ban Thường vụ Quốc hội (cơ quan thường trực của Quốc hội giữa hai kỳ họp) quyết định; trước đây trong Hiến pháp ghi nhận quyền phúc quyết của nhân dân, cũng như quy định cụ thể những vấn đề đưa ra để nhân dân phúc quyết, thì nay trong Hiến pháp không còn có quy định về vấn đề này.

Xét về bản chất của vấn đề thì quy định về trưng cầu ý kiến nhân dân trong Hiến pháp năm 1959 có mở hơn so với quy định về phúc quyết trong Hiến pháp năm 1946, cụ thể là: việc đưa một vấn đề ra trưng cầu ý dân chỉ cần do ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định chứ không cần phải do Quốc hội quyết định; việc trưng cầu ý dân không còn chỉ được tiến hành theo một hình thức duy nhất là phúc quyết (tức nhân dân biểu quyết lại về những những vấn đề đã được cơ quan nhà nước thông qua) mà mở rộng ra có thể được thực hiện dưới các hình thức khác nhau, có thể trước hoặc cũng có thể là sau khi cơ quan nhà nước thông qua; các vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân cũng không còn bó hẹp chỉ đối với những điều thay đổi của Hiến pháp và những vấn đề có quan hệ đến vận mệnh quốc gia mà được mở rộng ra có thể trưng cầu ý dân đối với mọi vấn đề ủy ban thường vụ thấy cần thiết. Những thay đổi của các quy định về trưng cầu ý dân trong Hiến pháp năm 1959 so với Hiến pháp năm 1946 như đã nêu cho thấy, những tác động to lớn của điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước đến các quy định về trưng cầu ý dân trong Hiến pháp. Cụ thể là do thời kỳ này nước ta vẫn đang trong tình trạng chiến tranh nên Quốc hội rất khó có thể tiến hành họp toàn thể để quyết định việc đưa một vấn đề nào đó ra trưng cầu ý dân, vì vậy trong Hiến pháp năm 1959 đã sửa đổi giao thẩm quyền này cho ủy ban Thường vụ Quốc hội để bảo đảm tính khả thi của quy định. Với tính chất là cơ quan thường trực của Quốc hội giữa hai kỳ họp, ủy ban Thường vụ Quốc hội có điều kiện hội họp thường xuyên hơn và do đó có nhiều cơ hội hơn để xem xét quyết định đưa một vấn đề ra trưng cầu ý dân hơn. Tuy nhiên, cũng chính bởi quy định về vấn đề trưng cầu ý dân trong Hiến pháp năm 1959 quá khái quát, lại cộng với việc không có văn bản quy định cụ thể về trình tự, thủ tục trưng cầu ý dân nên rất khó

khăn cho việc thực hiện trưng cầu ý dân trên thực tế. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trong thời gian thi hành Hiến pháp năm 1959 không có cuộc trưng cầu ý dân nào được tổ chức.

- Đến Hiến pháp năm 1980, cách quy định về vấn đề trưng cầu ý dân như trong Hiến pháp năm 1959 vẫn được duy trì với một quy định rất khiêm tốn, chỉ có điều hơi khác là ở chỗ do đã bỏ thiết chế ủy ban Thường vụ Quốc hội và thay vào đó là thiết chế Hội đồng Nhà nước (cơ quan thường trực của Quốc hội, Chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) nên thẩm quyền quyết định việc trưng cầu ý dân lúc này được giao cho Hội đồng Nhà nước:

Điều 100:

Hội đồng Nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Quyết định việc trưng cầu ý kiến nhân dân [44].

Như vậy, có thể thấy rằng, các quy định về vấn đề trưng cầu ý dân trong Hiến pháp năm 1980 cũng giống như trong Hiến pháp năm 1959: do không quy định cụ thể về các vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân nên các vấn đề này không bi hạn chế, có thể đưa ra trưng cầu đối với bất kỳ vấn đề nào mà Hội đồng Nhà nước thấy cần thiết; với việc giao cho Hội đồng Nhà nước thẩm quyết định trưng cầu ý dân thì cơ hội tổ chức trưng cầu ý dân được mở hơn, vì thủ tục để Hội đồng Nhà nước xem xét quyết định trưng cầu ý dân bao giờ cũng đơn giản hơn thủ tục của Quốc hội. Tuy nhiên, về kỹ thuật lập hiến lại có điểm hạn chế lớn là do quy định không cụ thể nên rất khó có thể áp dụng trực tiếp các quy định này trong Hiến pháp để tổ chức trưng cầu ý dân; thậm chí còn gây khó khăn cho cả việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa quy định về trưng cầu ý dân trong Hiến pháp. Chính vì vậy, quy định về vấn đề trưng cầu ý dân trong Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980 thiếu tính khả thi và trong suốt thời gian thi hành hai bản Hiến pháp này, không có cuộc trưng cầu ý dân nào được tổ chức.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 33 - 38)