Hoàn thiện pháp luật về trưng cầ uý dân nhằm thể chế hóa chính sách của Đảng và Nhà nước ta về việc phát huy dân chủ trực tiếp nói chung và việc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 61 - 62)

sách của Đảng và Nhà nước ta về việc phát huy dân chủ trực tiếp nói chung và việc nhân dân trực tiếp quyết định một số công việc của Nhà nước nói riêng

Thực hiện đường lối đổi mới, trong thời gian qua, tình hình kinh tế - xã hội nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực. Về cơ bản, đất nước đã thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, nâng dần vị thế của chúng ta trên trường quốc tế, bước đầu tạo đà cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đạt được những thành tựu trên, đó là nhờ vào sự lãnh đạo tài tình, sáng tạo của Đảng, sự chung vai, gắng sức của mọi người dân Việt Nam. Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng luôn là ngọn đuốc soi đường, chỉ lối, đưa đất nước phát triển, tiến lên xây dựng một xã hội phồn thịnh, mọi người đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và có điều kiện phát triển toàn diện.

Với bản chất là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương phát huy dân chủ, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Thực tiễn cho thấy, dân chủ về kinh tế được mở rộng đã tác động tích cực đến việc giải phóng sức sản xuất, sức lao động, là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân; dân chủ về chính trị được tăng cường với việc nhân dân được tham gia ý kiến trong xây dựng pháp luật, các dự án, công trình đầu tư xây dựng, trực tiếp quyết định một số công việc của cộng đồng dân cư, giám sát hoạt động của bộ máy công quyền đã phát huy được tiềm năng sáng tạo của nhân dân, tạo bầu không khí dân chủ và thói quen sinh hoạt chính trị lành mạnh v.v... Tất cả những điều đó đã đem lại sự biến chuyển toàn diện và sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đã tác động mạnh

mẽ tới các mối quan hệ xã hội và đặc biệt là mối quan hệ giữa Nhà nước - công dân. Chính vì vậy, trong Hiến pháp năm 1992 và trong nhiều văn bản pháp luật khác, quyền cơ bản của công dân được ghi nhận và luôn có chiều hướng được mở rộng; trong đó, có quyền của người dân được tham gia được tham gia vào công việc của Nhà nước nói chung và được trực tiếp quyết định đối với một số công việc nhất định của Nhà nước nói riêng.

Trong điều kiện hiện nay, kinh tế - xã hội phát triển, giáo dục được tăng cường, cộng với sự bùng nổ về thông tin đã tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia vào công việc của Nhà nước. Ngược lại, sự tham gia của người dân vào công việc của Nhà nước đã giúp cho chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hợp với lòng dân, qua đó nhân dân hiểu, nắm rõ và thực hiện tốt hơn các chủ trương, chính sách này. Kinh nghiệm qua thực hiện Quy chế dân chủ ở xã cho thấy những việc mà nhân dân được bàn và quyết định thì bao giờ cũng được nhân dân chấp hành một cách nghiêm túc và có trách nhiệm, nên đem lại hiệu quả cao.

Vì vậy, chúng tôi cho rằng, việc hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân phải bám sát quan điểm là nhằm thể chế hóa chính sách của Đảng và Nhà nước ta về việc phát huy dân chủ trực tiếp nói chung và việc nhân dân trực tiếp quyết định một số công việc của Nhà nước nói riêng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 61 - 62)