MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu Chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 98 - 106)

2000, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/102002 Về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA

CỦA CÔNG TÁC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

Để nâng cao hiệu quả của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của VKS cấp huyện, theo tác giả cần phải thực hiện một cách triệt để và đồng bộ các giải pháp nêu trên. Ngoài ra, tác giả có một số kiến nghị cụ thể như sau:

Kiến nghị thứ nhất: Kiện toàn tố chức bộ máy và chú trọng đặc biệt

nhân tố con người

Trong công tác kiểm sát cũng như trong bất cứ công việc nào, nhân tố con người có vai trò quyết định. Hồ Chủ tịch đã từng nói: "Dụng nhân như dụng mộc", Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương lần thứ VIII cũng đã nêu rõ: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng". Do đó

công tác lựa chọn, sử dụng cán bộ là khâu vô cùng quan trọng. Để đáp ứng với yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay của VKS cấp huyện, chúng tôi kiến nghị VKS thành phố Hà Nội và các VKS cấp huyện trên địa bàn cần phải phấn đấu xây dựng được một đội ngũ nhân lực tốt. Muốn như vậy, cần phải mạnh dạn trong công tác chọn lọc và sử dụng cán bộ, chú trọng đến tiêu chí chất lượng với phương châm "ít mà tinh". Cụ thể:

- Phải làm tốt hơn nữa công tác tổ chức cán bộ trong đó có vấn đề chọn lọc, đào tạo, bồi dưỡng và đề bạt cán bộ lãnh đạo. Công tác bổ nhiệm lãnh đạo cần phải có sự đổi mới mang tính bứt phá: Phải tiêu chuẩn hóa các tiêu chí bổ nhiệm lãnh đạo để VKS cấp huyện có được một đội ngũ lãnh đạo tốt có kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ tốt, có phẩm chất đạo đức, có kỹ năng quản lý và điều hành công tác công tố; việc bổ nhiệm phải dựa trên cơ sở kết hợp các yếu tố trong đó yếu tố dân chủ cấp cơ sở không xem nhẹ nhưng cũng rất cần có sự sáng suốt và công tâm, khách quan của những người có trách nhiệm trong việc lựa chọn và bổ nhiệm các cán bộ lãnh đạo, cần tránh xu hướng lựa chọn và đề bạt mang tính cảm tính, chỉ dựa trên cơ sở mối quan hệ, lựa chọn và đề bạt theo "ê kíp" bởi vì phương pháp đó tuy có phần thuận lợi là do đội ngũ lãnh đạo đã hiểu nhau, phù hợp nhau nên dễ làm việc song thực tế cho thấy những người được thủ trưởng tin cậy nhất chưa hẳn đã là người ưu tú nhất, xứng đáng với cương vị được cất nhắc, nhất là nếu vị thủ trưởng đó lại là người không có cái nhìn công minh, không biết vì uy tín và tương lai của ngành.

- Trong công tác quản lý, lãnh đạo và điều hành cần chú trọng đến việc nâng cao năng lực và hiệu quả, không nhất thiết phải rập khuôn máy móc mỗi VKS cấp huyện phải cơ cấu lãnh đạo gồm một Viện trưởng và ba Phó viện trưởng mà số lượng lãnh đạo và biên chế cần được bố trí sắp xếp theo đặc điểm của từng địa bàn.

- Trong công tác cán bộ cần có sự đánh giá và sử dụng cán bộ một cách khoa học và hợp lý; cần phải bố trí các cán bộ có kiến thức, có chuyên

môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt làm công tác hình sự; phải làm tốt và nghiêm túc công tác phân loại cán bộ, Kiểm sát viên, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Trong việc bổ nhiệm Kiểm sát viên phải đặt tiêu chí năng lực nghiệp vụ lên hàng đầu, ưu tiên các cán bộ đã tốt nghiệp đại học Luật hệ chính quy. Tất nhiên khi đánh giá năng lực không tuyệt đối hóa tiêu chuẩn bằng cấp song không thể phủ nhận rằng bằng cấp chính là những cơ sở của nền móng tri thức mà tri thức pháp luật lại là nguồn tạo ra năng lực thực thi nhiệm vụ của các Kiểm sát viên. Cần phải có kế hoạch đào tạo lâu dài, đào tạo có chiều sâu và chú trọng chất lượng, không nên nóng vội, chỉ chạy theo hình thức và số lượng. Công tác đánh giá cán bộ ở mỗi đơn vị hàng năm phải nghiêm túc, công bằng, dựa trên cơ sở chất lượng công việc, tránh hoặc dĩ hòa vi quý nên qua loa đại khái hoặc thiên vị, hoặc bình quân cào bằng bởi đó đều sẽ là các nguyên nhân triệt tiêu mọi động lực phấn đấu. Định kỳ nên có các cuộc thi sát hạch để đánh giá chất lượng các cán bộ, Kiểm sát viên và thông qua kết quả đó mạnh dạn loại bỏ khỏi biên chế các cán bộ, Kiểm sát viên không đáp ứng được yêu cầu công việc. Việc bổ nhiệm Kiểm sát viên cấp huyện cũng cần tuân thủ một quy trình chặt chẽ hơn và có chất lượng hơn, tránh bổ nhiệm tràn lan và chưa đảm bảo chất lượng như hiện nay, tốt nhất là cần tổ chức thi tuyển một cách công khai, minh bạch. Bên cạnh đó, cần mở rộng cơ chế thi tuyển công khai và chặt chẽ, minh bạch để tuyển dụng được những cán bộ thực sự tốt cho ngành. VKSNDTC cần có chính sách khuyến khích tài năng như tạo điều kiện cho những cán bộ, Kiểm sát viên có ý thức học tập nâng cao trình độ để tạo một lực lượng cán bộ khoa học có lý luận, có năng lực phục vụ cho ngành; nên nghiên cứu từng bước gắn kết quả học tập, giá trị văn bằng chứng chỉ với chế độ đãi ngộ đối với các cán bộ, Kiểm sát viên; cần có chính sách thưởng phạt nghiêm minh trên cơ sở kết quả công tác chuyên môn nhằm khích lệ, phát huy các nhân tố tích cực. Ngoài ra, cần chú ý và có chính sách giải quyết tháo gỡ ở tầm vĩ mô về chính sách đãi ngộ và chế độ phụ cấp thỏa đáng cho các cán

bộ, Kiểm sát viên trong ngành, tạo điều kiện để họ yên tâm công tác và chuyên tâm, đầu tư cho công tác chuyên môn.

Kiến nghị thứ hai: Xây dựng các văn bản pháp luật để tăng cường

mối quan hệ phối hợp giữa VKS với các cơ quan chức năng trong giải quyết án hình sự

Như phần trên đã phân tích, sự phối hợp trong công tác giữa các cơ quan tư pháp ở địa phương và với các ban ngành địa phương có tầm quan trọng rất lớn đối với hiệu quả của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của VKS nhất là VKS cấp huyện. Cho nên một vấn đề có ý nghĩa quan trọng cần phải lưu tâm giải quyết là xây dựng và củng cố mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương trong hoạt động giải quyết các vụ án hình sự. Đến nay, các quy định của pháp luật về mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan này còn mới chỉ dừng ở mức độ chung chung và vẫn chưa được xây dựng thành các văn bản tập trung, cụ thể và đầy đủ cho nên thực tiễn cho thấy hiệu quả thực hiện mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và VKS ở các địa bàn khác nhau rất khác nhau, nhiều khi phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa các Thủ trưởng của các cơ quan đó và giữa các cá nhân khi thực thi công vụ. Do vậy, theo chúng tôi, để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thực hiện chức năng, trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng xây dựng được các văn bản pháp luật quy định cụ thể về mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tố tụng và giữa các cơ quan tố tụng với các cơ quan chức năng khác, các VKS cấp huyện cần chủ động tranh thủ sự ủng hộ của các cấp ủy, Đảng địa phương chủ trì xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và các ban ngành ở địa phương trong đó quy định cụ thể trách nhiệm của mỗi bên và cơ chế đảm bảo việc thực hiện. Một khi đã thành quy chế phối hợp thì việc thực hiện nghiêm túc các quy định của quy chế đó trở thành bắt buộc và là công cụ giúp ích đắc lực cho công tác kiểm sát.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong giai đoạn hiện nay, công tác thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành kiểm sát đứng trước những thử thách lớn với những khó khăn mới và những yêu cầu mới. Tuy nhiên trong bối cảnh đó hơn bao giờ hết, công tác kiểm sát được sự quan tâm tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở phân tích những vấn đề vướng mắc kể cả trong lĩnh vực lý luận và thực tiễn của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, phân tích các kết quả đạt được, các vấn đề thiếu sót còn tồn tại trong hoạt động đó của VKS cấp huyện đồng thời làm rõ nguyên nhân, luận văn đã đưa ra một số giải pháp cụ thể để tháo gỡ, khắc phục các khó khăn, vướng mắc, tận dụng các điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao chất lượng của công tác này để từng bước đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cải cách tư pháp bao gồm: Đổi mới và nâng cao chất lượng của bộ máy tổ chức cán bộ và hoạt động của VKS cấp huyện; đổi mới bộ máy tổ chức cán bộ của VKS cấp huyện; quán triệt và nắm vững các đường lối chính sách và yêu cầu đổi mới trong thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra; nâng cao ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức và trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên cấp huyện; nâng cao trách nhiệm và năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của VKS cấp huyện; đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, phân định trách nhiệm trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện; tăng cường sự phối hợp giữa VKS cấp huyện với các phòng ban, đơn vị khác trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm; hoàn thiện hệ thống pháp luật - cơ sở pháp lý của hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của VKS và tăng cường công tác giải thích, hướng dẫn luật, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho VKS cấp huyện và hoàn thiện chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, KSV cấp huyện. Đồng thời tác giả cũng đề xuất kiến nghị về

kiện toàn tổ chức bộ máy và chú trọng đặc biệt nhân tố con người, sớm xây dựng các văn bản pháp luật để tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa VKS với các cơ quan chức năng trong giải quyết án hình sự nhằm ngày một nâng cao chất lượng của công tác kiểm sát trong đó có thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của VKS cấp huyện.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước,VKSND được giao cho chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Đây là một nhiệm vụ rất vinh dự nhưng cũng rất nặng nề mà VKSND được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao cho gánh vác. Đến nay, công tác kiểm sát đã đạt được những kết quả tốt góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đổi mới của đất nước song cũng vẫn còn những hạn chế tồn tại mà toàn ngành kiểm sát phải xác định để có hướng phấn đấu khắc phục nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; công tác kiểm sát được tạo nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng còn gặp không ít những khó nhăn, vướng mắc trên các phương diện cả về lý luận và thực tiễn. Để góp phần vào việc tháo gỡ những khó khăn đó, tác giả đã cố gắng đi sâu nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quyền công tố, thực hành quyền công tố, hoạt động tư pháp, kiểm sát hoạt động tư pháp, kiểm sát điều tra, khái niệm, đối tượng, nội dung, phạm vi và mối quan hệ giữa các vấn đề đó, coi đó là những nền tảng cho việc nhận thức và thực hiện các chức năng nhiệm vụ của VKSND, phân tích và làm rõ thực hành quyền công tố và và kiểm sát tuân theo pháp luật của VKS trong giai đoạn điều tra đồng thời trên cơ sở sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội, các ảnh hưởng của chúng đến công tác thực hiện chức năng nói chung, đến hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra nói riêng của VKS cấp huyện thành phố Hà Nội nói riêng; đánh giá thực trạng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của VKS cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội, các kết quả đã đạt được cần phát huy, các vấn đề thiếu sót yếu kém tồn tại cũng như nguyên nhân của chúng. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp và có một số kiến nghị cần thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự của VKS cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội, đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn cải

cách tư pháp và hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ, xứng đáng với vai trò của Viện kiểm sát Thủ đô.

Một phần của tài liệu Chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 98 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w