2000, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/102002 Về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày
3.2.3. Nâng cao trách nhiệm và năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát cấp huyện
và kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát cấp huyện
Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn điều tra, các Kiểm sát viên phải nhận thức đầy đủ chức năng nhiệm vụ của ngành, các yêu cầu của Đảng và Nhà nước đối với công tác kiểm sát, phải xác định được vai trò và trách nhiệm nặng nề của VKS, của Kiểm sát viên trong TTHS nói chung, trong giai đoạn điều tra nói riêng:
Việc bắt, tạm giữ, khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tạm giam, truy tố và với các quyết định khác của Cơ quan điều tra trong quá trình điều tra vụ án hình sự; những oan, sai, vi phạm pháp luật trong các việc trên ở địa phương nào thì trước hết Viện trưởng, Phó viện trưởng, Kiểm sát viên ở địa phương ấy phải chịu trách nhiệm; trong trường hợp gây thiệt hại thì trước hết Viện kiểm sát nơi Kiểm sát viên, Điều tra viên đã gây thiệt hại có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường cho người bị hại theo quy định của pháp luật… [13, tr. 4]. Mỗi Kiểm sát viên cần không ngừng học tập, trau dồi kiến thức và phấn đấu để luôn tự đổi mới mình, nâng cao trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của ngành trong từng khâu công tác. Mặc dù việc khởi tố vụ án, bị can, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và hoạt động điều tra thu thập chứng cứ chủ yếu do Cơ quan điều tra thực hiện song với vai trò của mình, VKS không đứng ngoài cuộc mà phải luôn bám sát để giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình điều tra, sử dụng mọi quyền năng của mình theo quy định của pháp luật để đảm bảo cho các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, các quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn của Cơ quan điều tra có căn cứ, đúng pháp luật, các chứng cứ được thu thập đầy đủ, toàn diện, phục vụ cho việc chứng minh tội phạm, việc quyết định của VKS đối với vụ án và đảm bảo cuộc điều tra được tiến hành đúng các quy định của pháp luật. Thực tiễn cho thấy, các vụ
án mà Kiểm sát viên có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao chịu trách nhiệm thụ lý giải quyết thì việc giải quyết thường khẩn trương, chính xác, các thiếu sót và vi phạm được phát hiện khắc phục và xử lý kịp thời, các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật. Như vậy, hiệu quả của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người kiểm sát. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải nâng cao năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của VKS. Trước hết, VKS cần phải tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc quản lý và xử lý tin báo tội phạm; phải nâng cao vai trò và ý thức trách nhiệm của Kiểm sát viên trong việc giám sát công tác khám nghiệm
hiện trường, khám nghiệm tử thi. Sau khi vụ án đã được khởi tố, Kiểm sát viên phải kịp thời định hướng và chủ động đề ra các yêu cầu điều tra để cuộc điều tra đúng trọng tâm, các chứng cứ, tài liệu thu thập đạt yêu cầu. Trong quá trình điều tra, Kiểm sát viên phải phối hợp chặt chẽ với Điều tra viên, bám sát tiến độ điều tra, kịp thời nắm bắt được các tình tiết mới phát sinh để tiếp tục đề ra các yêu cầu, trường hợp cần thiết thì phải báo cáo lãnh đạo để kịp thời có hướng chỉ đạo giải quyết. Kiểm sát viên cần nghiên cứu kỹ, đánh giá một cách toàn diện, khách quan các tài liệu chứng cứ thu thập được và đối chiếu với các quy định của pháp luật làm căn cứ pháp lý, nắm vững các văn bản pháp luật để vận dụng chính xác và tham mưu thật chuẩn xác cho lãnh đạo khi quyết định các vấn đề có liên quan trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ. Chỉ bám sát cuộc điều tra thì Kiểm sát viên mới có thể nắm được hồ sơ và tham mưu chính xác cho lãnh đạo chỉ đạo và quyết định các vấn đề liên quan đến việc điều tra nhất là đối với các vụ án phức tạp. Vì vai trò của Kiểm sát viên rất quan trọng nên với các vụ án có những tình tiết và tính chất phức tạp, lãnh đạo VKS cần chú ý phân công các Kiểm sát viên có nghiệp vụ vững, có kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm cao chịu trách nhiệm giải quyết. Và
vì đặc thù của nguyên tắc hoạt động của VKS là tập trung thống nhất cho nên đồng thời với nâng cao trách nhiệm của Kiểm sát viên trong việc tham mưu, đề xuất với lãnh đạo cũng cần phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề nâng cao trách nhiệm và vai trò quyết định của lãnh đạo VKS trong việc quyết định các vấn đề như quyết định phê chuẩn, hủy bỏ, quyết định truy tố, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra… Lãnh đạo VKS phải không chỉ đơn thuần lo công tác quản lý, điều hành mà phải đặc biệt sâu sát với công việc chuyên môn, không khoán trắng việc giải quyết án cho cấp dưới, không thụ động chờ Kiểm sát viên báo cáo mới cho ý kiến chỉ đạo mà phải quản lý chặt chẽ hồ sơ, chủ động nắm án, đôn đốc, chỉ đạo kịp thời cấp dưới, phải thường xuyên trực tiếp thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra nhất là đối với các vụ án phức tạp để không những không bị mai một về kiến thức mà còn ngày một tinh thông về nghiệp vụ, phải không ngừng học hỏi, tìm tòi nghiên cứu và cập nhật kiến thức để vững vàng về nghiệp vụ, phục vụ tốt cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo chuyên môn, xứng đáng là chỗ dựa vững vàng cho cấp dưới và cho toàn đơn vị. Ngoài ra, việc các lãnh đạo VKS trực tiếp tham gia các tác nghiệp có ý nghĩa không chỉ đơn thuần là mài sắc chuyên môn của bản thân mà còn có ý nghĩa góp phần quan trọng vào thực hiện các chỉ tiêu công tác. Ví dụ, khi lãnh đạo VKS trực tiếp giám sát công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi các vụ án nghiêm trọng, với sự tinh thông nghiệp vụ và với quyền năng của mình sẽ đánh giá, tiên đoán để chỉ đạo ngay từ đầu việc khám nghiệm và thu thập tài liệu, chứng cứ, đảm bảo các chứng cứ, tài liệu được thu thập kịp thời, toàn diện, đầy đủ. Trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo, nếu có vướng mắc về nghiệp vụ, lãnh đạo VKS phải có sự bàn bạc trong tập thể lãnh đạo đơn vị để tranh thủ trí tuệ tập thể, trường hợp cần thiết phải kịp thời xin ý kiến của cấp trên. Tất cả các hoạt động nêu trên đều nhằm đạt kết quả cuối cùng là đảm bảo cơ sở pháp lý chắc chắn cho việc giải quyết vụ án: Hoặc là quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án để xét xử hoặc quyết định đình chỉ vụ án, bị can theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, các Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc lập hồ sơ của Cơ quan điều tra và giám sát các hành vi pháp lý của các Điều tra viên khi tiến hành điều tra vụ án để đảm bảo chất lượng hồ sơ kể cả về mặt chứng cứ và thủ tục tố tụng; đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng được tuân thủ đúng quy định của pháp luật; các sai sót, vi phạm của các Điều tra viên phải được kịp thời phát hiện và khắc phục, nếu là sai sót nhỏ và không có tính thường xuyên thì rút kinh nghiệm và khắc phục, nếu vi phạm nghiêm trọng thì xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, Kiểm sát viên phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Viện trưởng VKSNDTC trong việc lập hồ sơ kiểm sát điều tra. Hồ sơ kiểm sát điều tra phải lưu giữ đầy đủ các tài liệu phản ánh toàn bộ diễn biến và kết quả điều tra, các quan điểm của Kiểm sát viên, các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo VKS để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử giai đoạn sau. Trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra có một nguyên tắc bất biến là bởi bản thân là cơ quan giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tư pháp khác cho nên khi thực hiện các quyền năng của mình thì hơn ai hết, VKS mà trực tiếp là các Kiểm sát viên phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy định của pháp luật. Các trường hợp quyết định của VKS đối với các quyết định của Cơ quan điều tra không đảm bảo căn cứ, không đúng pháp luật như phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp sau đó không xử lý hình sự được, phê chuẩn quyết định khởi tố sau đó phải đình chỉ do không phạm tội, phê chuẩn tạm giam không đủ căn cứ, các trường hợp quá hạn điều tra, tạm giữ, tạm giam… cần được phân tích làm rõ nguyên nhân để rút kinh nghiệm kịp thời cũng như quy trách nhiệm cá nhân cụ thể. Đặc biệt, các trường hợp đình chỉ điều tra do không phạm tội cần phải báo cáo cụ thể và kịp thời đến VKS cấp trên để xử lý và rút kinh nghiệm. Trong các trường hợp đó, hồ sơ kiểm sát điều tra là một tài liệu có giá trị phản ánh một cách cụ thể và trung thực nhất, giúp cho việc phân định lỗi và trách nhiệm.