Chất lượng hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát

Một phần của tài liệu Chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 34 - 36)

việc khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can

Quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can là những

văn bản có tính pháp lý quan trọng có ý nghĩa mở đầu cho cả quá trình TTHS, là điểm mốc làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với người có hành vi phạm tội bởi từ đây, cơ quan có thẩm quyền chính thức bắt đầu các hoạt động điều tra nhằm làm rõ tội phạm, người phạm tội, làm rõ các tình tiết của vụ án, của hành vi phạm tội cũng như mục đích, động cơ của người phạm tội…

Việc pháp luật nước ta giao thẩm quyền khởi tố vụ án, bị can cho nhiều chủ thể khác nhau nhưng lại giao cho duy nhất VKS quyền quyết định việc khởi tố vụ án, bị can thể hiện sự chế ước chặt chẽ trong hoạt động khởi tố nhằm nâng cao trách nhiệm của các chủ thể khi thực thi nhiệm vụ này, để đảm bảo tính thận trọng, tránh việc khởi tố tràn lan, thể hiện vai trò quyết định của VKS trong việc quyết định số phận pháp lý của một vụ án hình sự và điều này cũng đồng nghĩa với việc VKS phải chịu trách nhiệm chính về tất cả các quyết định đó. Điều này thể hiện rất rõ tại các văn bản pháp luật của Đảng ta " Viện kiểm sát các cấp chịu trách nhiệm về những sai sót trong việc bắt,

tạm giữ, tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền của địa phương mình" [13, tr.

7]. Vì vậy, VKS phải kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố các vụ án hình sự, khởi tố bị can nhằm đảm bảo việc khởi tố chính xác, không để lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội. Để làm được như vậy, VKS phải làm tốt công tác giám sát các hoạt động của Cơ quan điều tra thậm chí ngay cả từ khi vụ án còn chưa được khởi tố như quản lý và xử lý tin báo tội phạm, giám sát công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu thập các dấu vết ban đầu... Sau khi vụ án được khởi tố, VKS phải kiểm tra kỹ hồ sơ, nghiên cứu, tổng hợp và đánh giá các chứng cứ, tài liệu và đối chiếu với các quy định của pháp luật để xác định có hay không có các căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị

can, có đủ hay không các căn cứ để phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can, nếu không đủ thì còn cần bổ sung chứng cứ, tài liệu nào... Việc xem xét này phải dựa trên các tiêu chí cả về mặt nội dung và hình thức: Phải xác định có hay không có sự kiện phạm tội, hành vi có đủ yếu tố cấu thành tội phạm không, nếu có thì đó là tội gì, quyết định khởi tố của Cơ quan điều tra có dựa trên các căn cứ theo quy định của pháp luật không, có đúng với hành vi phạm tội mà bị can đã thực hiện hay không, ngoài hành vi đã bị khởi tố, có còn hành vi nào chưa được khởi tố hay không… Chỉ khi xác định chắc chắn việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can là có căn cứ thì VKS mới chấp nhận và ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can; trường hợp nếu xét chưa đầy đủ căn cứ vững chắc thì VKS phải yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung hoặc tự mình bổ sung đầy đủ mới quyết định phê chuẩn; kiên quyết không phê chuẩn nếu thấy chưa đủ các căn cứ xác định tội phạm và người phạm tội, tránh vì chủ quan, qua quýt hoặc vì nể nang mà phê chuẩn cả khi chưa đủ căn cứ với hy vọng sẽ bổ sung hoặc sẽ điều tra làm rõ sau bởi điều này rất có thể sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý khôn lường như có thể sẽ phải đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra bị can vì lý do không phạm tội. Nếu phát hiện quyết định không khởi tố của Cơ quan điều tra không có căn cứ thì VKS phải ra quyết định hủy bỏ (Điều 109 BLTTHS). Thông qua kiểm sát việc khởi tố, nếu phát hiện có tội phạm xảy ra mà chưa được khởi tố thì VKS phải kịp thời yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố để điều tra; nếu phát hiện tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra hoặc còn có tội phạm khác thì VKS yêu cầu Cơ quan điều tra thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án, bị can (Điều 106, 127 BLTTHS). Các quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can của Cơ quan điều tra phải được chuyển đến VKS để kiểm sát và xem xét phê chuẩn theo quy định của pháp luật. Nếu không được sự phê chuẩn của VKS thì các quyết định đó của Cơ quan điều tra ngay lập tức bị triệt tiêu hiệu lực. Ngoài ra, với trách nhiệm đảm bảo các hành vi phạm tội bị phát hiện phải được khởi tố để điều tra, xử lý nghiêm minh, VKS còn có một thẩm quyền

đặc biệt hơn tất cả trong số các chủ thể ở giai đoạn điều tra đó là có quyền độc lập quyết định việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, không phải chịu sự chi phối của bất cứ cơ quan nào " Nếu quyết định không khởi tố của các Cơ quan có thẩm quyền khởi tố không có căn cứ thì VKS hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định khởi tố vụ án" (Điều 109 khoản 2 BLTTHS), " Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra mà phát hiện có người thực hiện tội phạm trong vụ án nhưng chưa được khởi tố thì VKS ra quyết định khởi tố bị can" (Điều 126 khoản 5 BLTTHS), "Nếu có căn cứ xác định hành vi đã bị khởi tố chưa đúng hoặc còn hành vi phạm tội khác thì VKS yêu cầu Cơ quan điều tra thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can hoặc tự mình ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can" (Điều 112, Điều 127 khoản 1 BLTTHS). Các quyết định này của VKS có hiệu lực ngay sau khi ban hành.

Với vai trò quan trọng quyết định việc phát động quyền công tố và quyết định việc điều tra vụ án hình sự của VKS như vậy, việc nâng cao chất lượng của việc khởi tố vụ án, bị can là một yêu cầu bắt buộc và có tính cấp thiết.

Một phần của tài liệu Chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 34 - 36)