Tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích luật và tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật

Một phần của tài liệu Chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 93 - 94)

2000, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/102002 Về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày

3.2.7.2. Tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích luật và tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật

truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật

Có một hệ thống pháp luật tốt là một điều kiện cần song chưa phải là đã đủ. Muốn phát huy được hiệu quả của nó thì bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần phải đảm bảo việc nhận thức và áp dụng pháp luật thống nhất bởi có nhiều điều luật, nhiều văn bản pháp luật quy định thiếu chặt chẽ, cụ thể, không rõ ràng, không dễ hiểu thậm chí còn mâu thuẫn, chồng chéo. Để đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mỗi chủ thể tiến hành tố tụng nói chung, của VKS nói riêng trong TTHS thì ngay trong nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng phải thống nhất thì mới có thể vận dụng thống nhất các quy định của pháp luật. Muốn như vậy thì đối với các quy định của pháp luật còn có những khó khăn, vướng mắc cần phải được sự hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền thế nhưng trong thực tế việc hướng dẫn đó lại thường chưa được kịp thời và ngay cả khi đã có được văn bản hướng dẫn rồi cũng chưa đảm bảo đầy đủ, dễ hiểu cho nên có thể nói là công tác hướng dẫn luật hiện nay còn chưa đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả và chất lượng của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, là một trong các nguyên nhân của tình trạng oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm hiện đang còn tồn tại, đó cũng là một trong số các nguyên nhân của các vụ án phải gia hạn hoặc đình chỉ điều tra... Nguyên nhân của vấn đề này có thể do trình độ nhận thức hạn chế, do kỹ thuật lập pháp chưa cao hoặc do các nhà làm luật không thể dự đoán được khi xây dựng luật mà chỉ thông qua thực tiễn vận dụng pháp luật mới nảy sinh hoặc mới phát hiện các vấn đề đòi hỏi phải có sự giải thích và hướng dẫn. Mặt khác, bởi cuộc sống thì luôn thay đổi, cho nên để phù hợp với thực tiễn luôn biến động đó

cần phải vừa tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến và giáo dục, hướng dẫn pháp luật, vừa phải thường xuyên và không ngừng tổng kết thực tiễn, tổ chức rút kinh nghiệm để tìm ra các vướng mắc, kịp thời hướng dẫn, kiến nghị hướng dẫn hoặc sửa đổi để một mặt tháo gỡ khó khăn cho các cơ quan tư pháp vừa tạo được một hệ thống pháp luật tốt. Vì lẽ đó, Đảng ta đã chủ trương "đẩy mạnh xây dựng pháp luật, giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến pháp luật và nghiên cứu khoa học về công tác tư pháp", "đối với các nội dung của các luật, pháp lệnh cần giải thích, hướng dẫn thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích theo quy định của Hiến pháp" [16, tr. 8].

Một phần của tài liệu Chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w