2000, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/102002 Về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày
3.2.8. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc cải cách tư pháp
thành công của công cuộc cải cách tư pháp
Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo của toàn xã hội, đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam qua mọi thời kỳ và đã giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, đã khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước và cuộc cải cách tư pháp ở nước ta. Vai trò của Đảng ngày càng quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất lượng và hiệu quả cũng như sự thành bại của công cuộc cải cách tư pháp. Mọi chủ trương, đường lối cải cách của Đảng đều được Đảng bộ thành phố Hà Nội nghiên cứu quán triệt kịp thời và đầy đủ trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp và bước đi phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng địa bàn quận huyện; đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp trong đó việc duy trì sự kiểm tra đôn đốc thường xuyên đối với công tác tư pháp cũng là yếu tố quan trọng cho sự thành công của công tác này. Thời gian qua, nhờ sự chỉ đạo sâu sát và kịp thời đúng đắn của các cấp ủy Đảng trên toàn thành phố, nhận thức của các cấp ủy, Đảng, của mỗi đảng viên và của mỗi tổ chức Đảng, các đoàn thể và của toàn xã hội về vị trí vai trò của công tác tư pháp nói chung, về vị trí và vai trò và chức năng nhiệm vụ của VKS nói riêng có sự thay đổi lớn và
nhờ đó đã có những thay đổi trong cách nhìn nhận đánh giá, trong chính sách đối với các cơ quan tư pháp, với VKS, tạo những điều kiện thuận lợi để VKS triển khai thực hiện có hiệu quả công tác cải cách của ngành, đạt được những kết quả thành công bước đầu có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy để nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác tư pháp, của công tác kiểm sát và công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì cần phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, cụ thể:
- Các VKS cấp huyện phải biết luôn gắn việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành không tách rời sự lãnh đạo của Đảng, tranh thủ ý kiến chỉ đạo của các cấp ủy, Đảng mà trực tiếp là Thường vụ quận ủy, đảm bảo gắn việc thực hiện công tác chuyên môn với việc phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương. Có như vậy các VKS cấp huyện mới được sự đồng tình và ủng hộ của cấp ủy, Đảng địa phương, sự tạo điều kiện của các ngành và các cấp chính quyền, đoàn thể.
- Cần phải hoàn thiện hơn nữa các Chỉ thị, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp nói chung, về công tác kiểm sát nói riêng để công cuộc cải cách tư pháp ngày một sâu rộng và hiệu quả. Trước mắt là tập trung quán triệt Nghị quyết 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020 và thực hiện tốt những công việc mà Nghị quyết đặt ra
từ nay cho đến năm 2010.
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho mỗi tổ chức đảng, mỗi đảng viên, mỗi tổ chức chính quyền, đoàn thể về chức năng vị trí vai trò nhiệm vụ của cơ quan tư pháp, của VKS.
- Các cấp ủy, Đảng địa phương cần quan tâm hơn nữa tới công tác tư pháp trong đó có công tác kiểm sát, phải sâu sát và kịp thời nắm bắt, có hướng chỉ đạo công tác kiểm sát về đường lối, quan điểm trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành; cần chỉ đạo các phòng ban có chức năng phối hợp tốt
với VKS trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, tạo điều kiện về mọi mặt để giúp VKS tháo gỡ và khắc phục các khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ; cần sâu sát với các tổ chức cấp ủy VKS cấp huyện để nắm bắt tâm tư của quần chúng, đảng viên; quản lý, kiểm tra và đánh giá thường xuyên, chính xác tư cách đạo đức chính trị của đảng viên, chăm lo công tác tổ chức cán bộ, giáo dục, bồi dưỡng, chọn lọc để giới thiệu cho ngành kiểm sát những cán bộ lãnh đạo tốt có trình độ chuyên môn vững vàng, có lập trường kiên định, phẩm chất đạo đức tốt, "vừa hồng vừa chuyên".