QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Căn cứ vào các văn bản pháp luật cũng như thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước ta từ trước đến nay có thể thấy rõ rằng Đảng và Nhà nước ta luôn luôn đánh giá đúng mức vai trò của các cơ quan tư pháp nói chung, của VKS nói riêng. Trong mọi giai đoạn cách mạng, cùng với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, Đảng ta luôn chú trọng đến việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong đó có VKS. Thời gian qua, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng đã mang đến cho đất nước ta những cơ hội và điều kiện thuận lợi mới… Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường với xu thế hội nhập cũng bộc lộ những mặt trái của nó với những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ, là mảnh đất tốt cho rất nhiều loại tội phạm phát triển với quy mô ngày càng lớn và tính chất ngày càng nguy hiểm, trong khi đó công tác quản lý nhà nước của ta còn nhiều yếu kém, trình độ dân trí còn thấp, ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn chưa cao nên nhiệm vụ đặt ra cho các cơ quan tư pháp rất nặng nề. Trong bối cảnh đó, với nhận thức về vai trò quan trọng của các cơ quan tư pháp, Đảng ta đã chủ trương cải cách tư pháp nhằm củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của nền tư pháp nước nhà. Chủ trương đúng đắn đó thể hiện tại các chỉ thị và nghị quyết khác nhau của Bộ Chính trị liên tục được ban hành: Chỉ thị 53-CT /TW ngày 21/3/2000 Về