Đổi mới và nâng cao chất lượng của bộ máy tổ chức cán bộ và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện

Một phần của tài liệu Chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 74 - 78)

2000, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/102002 Về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày

3.2.1.Đổi mới và nâng cao chất lượng của bộ máy tổ chức cán bộ và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện

và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện

Chủ trương đổi mới và yêu cầu của Đảng về cải cách tư pháp và theo

đó là việc quyết định tăng thẩm quyền cho các cơ quan tư pháp cấp huyện cho thấy Đảng và Nhà nước ta đã đặt niềm tin và trách nhiệm nặng nề đối với các

cơ quan tư pháp cấp huyện nói chung, với VKS cấp huyện nói riêng. Trong hệ thống cơ quan VKSND, VKS cấp huyện là một mắt xích vô cùng quan trọng, đóng góp một phần to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho ngành kiểm sát. Trước yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, thấm nhuần quan điểm nhân tố con người luôn đóng vai trò quan trọng bậc nhất có ý nghĩa quyết định hiệu quả trong mọi công việc đúng như lời Hồ Chủ tịch đã từng nói: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc có thành hay bại đều do cán bộ" và tinh thần chỉ đạo của Đảng về công tác cán bộ thể hiện trong các văn kiện quan trọng của Đảng: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng" [14, tr. 16], trên cơ sở đánh giá "Công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay, đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ… đây là vấn đề nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến kỷ cương, pháp luật, giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước" [16], Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: "Đổi mới công tác tổ chức và cán bộ của ngành kiểm sát là một trong những biện pháp quan trọng để thúc đẩy Viện kiểm sát làm tốt chức năng công tố". Thực hiện tinh thần của các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức VKSND, Pháp lệnh Kiểm sát viên nhân dân trong đó quy định rất cụ thể các tiêu chuẩn về trình độ và phẩm chất, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên, lãnh đạo VKSND. Lĩnh hội đầy đủ các tư tưởng chỉ đạo trên, xác định được mức độ thành công của cải cách tư pháp cũng như kết quả và chất lượng của các hoạt động tư pháp phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nhân lực và bộ máy, lãnh đạo ngành kiểm sát đã xác định công tác đổi mới tổ chức và cán bộ là một yêu cầu cấp bách và toàn ngành kiểm sát được chỉ đạo nhất quán từ công tác định hướng về tư tưởng đến xác định các bước hành động cụ thể. Thành phố Hà Nội là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi hơn các địa phương khác vì là nơi mà công tác phổ biến tuyên truyền mọi chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước luôn được phổ biến sâu rộng, kịp thời, mỗi biến đổi của đời sống kinh tế

chính trị xã hội đều in đậm nét trong nhận thức của mọi người dân trên địa bàn cho nên hầu hết các cơ quan, tổ chức, đoàn thể đến các cán bộ và mỗi người dân đều có những nhận thức nhất định về vị trí và vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp nói chung, của VKS nói riêng trong giai đoạn cách mạng mới. Thực hiện chủ trương đổi mới, chức năng của VKS đã được điều chỉnh theo hướng tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Theo đó, bộ máy tổ chức của toàn ngành kiểm sát nói chung và của các VKS các cấp trong đó có cấp huyện đã được bố trí sắp xếp lại theo hướng phù hợp. Các đơn vị, bộ phận công tác làm công tác kiểm sát việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, hành chính và công tác điều tra tội phạm tại các VKS đã được giải thể, toàn bộ nhân lực của các khâu công tác này được điều động sắp xếp sang các bộ phận công tác khác; đã kiện toàn tổ chức Cục điều tra thuộc VKSNDTC theo mô hình tổ chức mới; đã xây dựng và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua đề án về tổ chức bộ máy của VKSNDTC, bộ máy VKS quân sự các cấp; ngoài ra, VKSNDTC đã thành lập Cục thống kê tội phạm, hoàn thành xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu ở VKSNDTC. Hầu hết các VKS cấp tỉnh đều có đường truyền được nối mạng với Trung tâm tích hợp dữ liệu [5, tr. 4]. VKS cấp huyện cũng đã có sự tổ chức, sắp xếp lại bộ máy cho phù hợp với yêu cầu cải cách. Tổ chức bộ máy của các VKS cấp huyện thành phố Hà Nội trong những năm qua đã từng bước được củng cố và hoàn thiện, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công tác thực hiện chức năng nhiệm vụ. Hiện tại phần lớn các VKS cấp huyện đều có cơ cấu một Viện trưởng, ba Phó viện trưởng; chủ yếu theo mô hình Viện trưởng phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo khâu kiểm sát hình sự, Phó viện trưởng phụ trách các khâu công tác kiểm sát án dân sự, khiếu tố, văn phòng, thi hành án. Việc tổ chức và hoạt động của VKS cấp huyện dựa trên cơ sở nguyên tắc tập trung, dân chủ kết hợp với nguyên tắc tập trung thống nhất dưới sự lãnh đạo và điều hành của Viện trưởng nên đã đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất và phát huy được tính độc lập, sáng tạo của từng Kiểm sát viên, từng bộ phận nghiệp vụ

và sức mạnh tổng hợp của cả đơn vị. Việc quy hoạch, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ lãnh đạo đã được chú trọng và triển khai tích cực, có chất lượng, đã từng bước trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo, đã lựa chọn và bố trí được những cán bộ có kiến thức lý luận, có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức tốt vào các vị trí lãnh đạo. VKSNDTC đã ban hành quy chế về việc tuyển chọn Kiểm sát viên trong đó quy định việc bổ nhiệm lại các Kiểm sát viên phải được thông qua một Hội đồng tuyển chọn với các thành phần rộng rãi hơn; đã xây dựng được quy chế về công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy trình chọn, bổ nhiệm, quản lý, sử dụng cán bộ trong ngành …

Trên cơ sở các yêu cầu của tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên đã xuất hiện nhu cầu đào tạo và đào tạo lại đối với đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên và lãnh đạo cả về khâu chuyên môn nghiệp vụ lẫn các kiến thức về quản lý nhà nước. Toàn ngành đã tổng rà soát, đánh giá, phân loại đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên, tập trung đẩy nhanh tiến độ đào tạo chuẩn hóa trình độ cử nhân luật cho các cán bộ, Kiểm sát viên; chú trọng đào tạo trình độ cao cấp lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Nhờ đó, đến nay, đội ngũ KSV của các VKS cấp huyện thành phố Hà Nội đều đã có bằng đại học Luật, một số được đào tạo trình độ trên đại học. Nhận thức được công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra là một khâu công tác rất phức tạp và nhạy cảm, không chỉ đòi hỏi chuyên môn vững mà còn cần có các kiến thức sâu rộng về đời sống xã hội, có phẩm chất tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, hàng ngàn Kiểm sát viên trong toàn ngành được tăng cường cho khâu công tác hình sự đều trên cơ sở chọn lọc với các tiêu chí cụ thể. Ngoài ra, công tác thi tuyển mới cán bộ công chức đã được triển khai từng bước có hiệu quả với các tiêu chuẩn cụ thể, thu hút được một số lượng công chức mới có triển vọng phục vụ tốt cho công tác chuyên môn. Đó là một loạt các việc đã góp phần vào xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên trong sạch, vững mạnh, tăng cường tiềm lực cho VKS, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó cho ngành kiểm sát.

Một phần của tài liệu Chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 74 - 78)