Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong những năm qua tính đến nay đã đạt được những thắng lợi to lớn có tính lịch sử trên hầu tất mọi mặt nhất là trên lĩnh vực kinh tế - xã hội: Đất nước giữ vững được sự ổn định về chính trị, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được mở rộng và không ngừng hoàn thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, lĩnh vực đối ngoại được tăng cường `và củng cố, vị trí của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng lên. Hoàn cảnh mới mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn và thách thức. Bên cạnh những biểu hiện theo chiều hướng tích cực, nền kinh tế thị trường bộc lộ rõ các mặt trái của nó: "Tình hình phạm tội diễn biến phức tạp với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Các khiếu kiện hành chính, các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, các loại khiếu kiện và tranh chấp có yếu tố nước ngoài có chiều hướng tăng về số lượng và phức tạp, đa dạng hơn" [8, tr.16]. Trước bối cảnh đó, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp đứng trước những thách thức mới: "Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với các cơ quan tư pháp ngày càng cao; các cơ quan tư pháp phải thực sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm" [8, tr.17]. Dưới sự chỉ đạo của VKSNDTC, của VKS thành phố Hà Nội, các VKS cấp huyện luôn bám sát và quán triệt đầy đủ tinh thần của các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các yêu cầu nhiệm vụ và chỉ tiêu công tác của ngành đặt ra đồng thời gắn việc thực hiện công tác chuyên môn với việc phục vụ tình hình chính trị địa phương, hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành và phục vụ tốt tình hình chính trị trên địa bàn.
2.2.2.2. Các kết quả đạt được và nguyên nhân
Chỉ thị 53 - CT/ TW ngày 21/3/2000, Nghị quyết 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của BCT đã mang đến một luồng gió mới, tạo nên những chuyển
biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức và hành động của ngành kiểm sát trong đó có VKS cấp huyện. Nắm vững tinh thần chỉ đạo và các yêu cầu đối với công tác tư pháp nói chung, với công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKS nói riêng, với sự nỗ lực của mỗi đơn vị và mỗi cá nhân Kiểm sát viên, cán bộ VKS cấp huyện, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của VKS cấp huyện đã đạt được những kết quả tốt:
Xác định được tầm quan trọng của từng thao tác nghiệp vụ và mối liên hệ chặt chẽ, đan xen nhau giữa chúng, VKS cấp huyện đã chú trọng đến tất cả các công tác thực hiện quyền năng: Đã chú trọng đến công tác quản lý và xử lý tin báo tội phạm, tăng cường trách nhiệm và chất lượng của công tác kiểm sát ngay từ giai đoạn khởi tố như kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, kiểm sát bắt giữ, phân loại xử lý …; đã tham gia khám nghiệm hiện trường 3.023 vụ, đã phân loại xử lý 16.706 trường hợp bị Cơ quan điều tra bắt giữ trong đó 11.960 trường hợp bắt khẩn cấp, còn lại là bắt quả tang, bắt tạm giam, bắt truy nã… Thông qua các công tác này, VKS đã kịp thời phát hiện và đề ra các yêu cầu cụ thể ngay từ đầu kể cả từ trước khi vụ án được khởi tố và còn trực tiếp tham gia một số hoạt động điều tra cho nên việc thu thập các tài liệu, chứng cứ hầu như đáp ứng được yêu cầu của cuộc điều tra, làm căn cứ phục vụ không chỉ cho việc quyết định khởi tố vụ án mà còn đảm bảo cơ sở vững chắc cho thực hành quyền công tố trong tất cả các giai đoạn tố tụng tiếp theo.Việc bắt tạm giữ, tạm giam cũng đã được đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật. Trong số 11.960 trường hợp bắt khẩn cấp của Cơ quan điều tra, VKS đã quyết định không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp 236 trường hợp, không phê chuẩn gia hạn tạm giữ 169 trường hợp. Do thực hiện tốt công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ và phân loại xử lý nên số người mà Cơ quan điều tra bắt không đúng với các quy định của pháp luật, sau đó phải xử lý hành chính giảm, tình trạng hình sự hóa các quan hệ dân sự giảm rõ rệt. Qua công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo tố giác tội phạm, VKS đã kiến nghị giải
quyết 884 trường hợp có dấu hiệu giải quyết chậm theo quy định của pháp luật.
Trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát khởi tố, trách nhiệm của Kiểm sát viên được nâng cao. Các hồ sơ khởi tố và các quyết định khởi tố của Cơ quan điều tra khi chuyển đến VKS đều được VKS nghiên cứu và đánh giá kỹ các tài liệu, chứng cứ và đối chiếu cụ thể với các quy định của pháp luật; việc quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra được các lãnh đạo VKS và các Kiểm sát viên xem xét và cân nhắc thận trọng cả trên phương diện nội dung lẫn hình thức. Các Kiểm sát viên đã nêu cao trách nhiệm, năng động hơn và chủ động bám sát quá trình điều tra, phối hợp chặt chẽ với các Điều tra viên, đề ra các yêu cầu điều tra cụ thể, thậm chí nhiều trường hợp để đảm bảo tính thận trọng, trước khi quyết định việc phê chuẩn hay không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra, Kiểm sát viên đã tự mình trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra… Nhờ vậy, đã đảm bảo việc khởi tố đúng đối tượng và tội danh, không để lọt người phạm tội, số lượng các vụ án và bị can đã khởi tố điều tra sau đó phải đình chỉ vì không đủ căn cứ buộc tội ngày một giảm, các vụ án phải đình chỉ do sau khi khởi tố xác định không có dấu hiệu tội phạm hình sự cũng gần như được khắc phục. VKS cấp huyện đã kiểm sát khởi tố 10.860vụ/26.430 bị can, đã quyết định hủy bỏ 26 quyết định khởi tố vụ án, đã phê chuẩn 26.283 quyết định khởi tố bị can, không phê chuẩn và ra quyết định hủy bỏ 147 quyết định khởi tố bị can; đã phát hiện có hành vi phạm tội nhưng chưa được khởi tố, quyết định khởi tố chưa đúng và chưa đủ so với hành vi phạm tội đã thực hiện và yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố 159 vụ án/ 409 bị can; ngoài ra VKS còn quyết định hủy bỏ 26 quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra và tự mình khởi tố vụ án yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra. Các vụ VKS phê chuẩn đều nhìn chung đảm bảo đúng người, đúng tội.
Đối với các biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất như bắt, tạm giữ, tạm giam, nhờ nắm vững các yêu cầu tại Chỉ thị 53-CT/TW và Chỉ thị 388 về trách nhiệm của VKS trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, oan, sai ở địa phương, vừa với sự cố gắng nỗ lực với tinh thần trách nhiệm cao hơn, vừa thận trọng và bám sát các quy định của pháp luật cho nên chất lượng của hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của VKS trong việc bắt, giữ, tạm giam và phê chuẩn các biện pháp này được nâng lên rõ rệt: VKS đã kiểm sát 100% các trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn của Cơ quan điều tra; đã phê chuẩn 5.430 lệnh tạm giam, 428 lệnh bắt tạm giam, xem xét hủy bỏ 1.834 lệnh tạm giam theo đề nghị của Cơ quan điều tra, đã yêu cầu Cơ quan điều tra bắt tạm giam 154 trường hợp, đồng thời đã hủy bỏ 269 trường hợp tạm giam sau khi vụ án đã được chuyển đến VKS do xét không cần thiết phải tiếp tục áp dụng biện pháp tạm giam nữa. Khi quyết định áp dụng, thay đổi và hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, các Kiểm sát viên và lãnh đạo các đơn vị đều rất thận trọng, chú ý cân nhắc kỹ từng trường hợp cụ thể nên đa số các trường hợp VKS quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đều đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật. Các trường hợp VKS phê chuẩn, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam đều đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật. Số bị can sau khi kết thúc điều tra được VKS thay đổi biện pháp ngăn chặn hủy bỏ biện pháp tạm giam sau đó bỏ trốn dẫn đến phải tạm đình chỉ vụ án và bị can để chờ bắt lại bị can theo lệnh truy nã không nhiều (52 vụ/69 bị can).
VKS đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan nên tiến độ giải quyết án được đẩy nhanh hơn. Hầu hết các vụ án thuộc thẩm quyền cấp huyện đều được giải quyết trong hạn luật định, thậm chí có những vụ giải quyết nhanh chỉ trong thời hạn 01 tháng. Tình trạng kéo dài thời hạn giải quyết các vụ án hình sự, phải gia hạn điều tra, gia hạn tạm giam một cách tràn lan, thiếu căn cứ đã giảm hẳn; các trường hợp án phải gia hạn điều tra nhiều lần, tình trạng án tồn sang năm sau không còn nhiều trừ các vụ mà do các điều kiện
khách quan như bị can trốn hoặc mắc bệnh tâm thần phải chờ truy nã hoặc chờ kết quả giám định. Với các trường hợp đó, các đơn vị đều có sự theo dõi quản lý và đôn đốc, khi các căn cứ để tạm đình chỉ không còn thì kịp thời phục hồi giải quyết tiếp. Vì vậy không có trường hợp vi phạm thời hạn hay bỏ quên án.
Việc tăng cường trách nhiệm và chất lượng của các Kiểm sát viên VKS như nêu trên đã có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của cuộc điều tra: Hầu hết các hồ sơ vụ án không những đảm bảo đúng tiến độ điều tra mà sau khi kết thúc điều tra chuyển đến VKS đều đảm bảo đầy đủ tài liệu, chứng cứ phục vụ cho việc truy tố bị can ra trước Tòa án bằng một bản cáo trạng với những căn cứ vững chắc.Vì thế số lượng hồ sơ mà VKS phải trả lại cho Cơ quan điều tra yêu cầu điều tra bổ sung đã giảm hẳn. Trong những năm qua, các VKS cấp huyện trả cho Cơ quan điều tra 448 vụ, Cơ quan điều tra chấp nhận bổ sung 329 vụ. Trong số các vụ án mà VKS chuyển đến Tòa án để xét xử, Tòa án đã có quyết định trả cho VKS 1096 vụ trong đó VKS chấp nhận 642 vụ với các nguyên nhân trả để bổ sung khác nhau hoặc là để bổ sung chứng cứ, tố tụng và vì các lý do khác...
Công tác phối hợp giữa VKS cấp huyện với Cơ quan điều tra đã được làm tốt hơn, định kỳ vài tuần hoặc thậm chí hàng tuần, các cơ quan tư pháp cấp huyện đều có cuộc họp phân loại xử lý đối với các vụ án khó và có tính chất phức tạp; nhờ đó nhiều vụ án hình sự có tính chất nghiêm trọng như các tội phạm về ma túy, cướp giật tài sản có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp đã được giải quyết với tiến độ nhanh, vừa giúp cho công tác xét xử kịp thời, nghiêm minh, vừa đảm bảo phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục và răn đe, phòng ngừa tội phạm, được dư luận đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh đó thông qua công tác thực hiện chức năng của mình, VKS cấp huyện đã có những biện pháp chủ động từng bước quan tâm đến công tác phòng ngừa tội phạm, không chỉ làm rõ tội phạm và còn tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện dẫn đến việc phạm tội để có kiến nghị với các cơ quan hữu quan có biện pháp khắc phục,
vì lẽ đó chất lượng của công tác phòng chống tội phạm ngày càng được nâng cao, uy tín của VKS cũng ngày càng được củng cố.
Tất cả các trường hợp Cơ quan điều tra tạm đình chỉ và đình chỉ đều được VKS theo dõi, quản lý và kiểm sát chặt chẽ cho nên các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ của Cơ quan điều tra đều đảm bảo có căn cứ, các trường hợp khi các căn cứ tạm đình chỉ không còn, VKS đều nắm chắc và kịp thời yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra. Cũng nhờ kiểm sát chặt chẽ từ giai đoạn khởi tố nên số bị can do Cơ quan điều tra và VKS phải đình chỉ sau khi đã khởi tố (kể cả vì lý do không tội hoặc không đủ căn cứ cấu thành tội) ngày một giảm, số vụ án đã đình chỉ nhưng sau đó phải phục hồi điều tra do đình chỉ sai hầu như không có. VKS đã kiểm sát 100% các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ của Cơ quan điều tra: (1820 vụ/ 2600 bị can tạm đình chỉ trong đó có 234 vụ chưa có bị can, 508vụ/ 659 bị can do Cơ quan điều tra đình chỉ. Tất cả các quyết định đó đều đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật. Cũng nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa VKS với Cơ quan điều tra nên không có trường hợp nào các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ của Cơ quan điều tra bị VKS hủy bỏ. Trong số các vụ án do Cơ quan điều tra kết thúc điều tra và chuyển đến VKS gồm 21.514 vụ/ 31.490 bị can, VKS đã có quyết định đình chỉ 89 vụ/ 114 bị can, tạm đình chỉ 146 vụ/ 130 bị can, có cáo trạng truy tố 19.100 vụ/ 26.256 bị can. Có những năm, có những đơn vị VKS cấp huyện không có án đình chỉ điều tra ở VKS như VKS quận Hoàng Mai, VKS quận Thanh Xuân, VKS huyện Từ Liêm, VKS huyện Sóc Sơn năm 2006 không có vụ án và bị can nào đình chỉ điều tra ở VKS.
Công tác kiểm sát việc lập hồ sơ cũng đã được quan tâm chú trọng hơn trước nên chất lượng các hồ sơ vụ án hầu hết đều đảm bảo đáp ứng yêu cầu, được sắp xếp theo quy định chung, thể hiện tính khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, đánh giá các chứng cứ, giúp cho việc thực hiện chức năng của Cơ quan điều tra, VKS và Tòa án được tốt. Việc lập hồ sơ kiểm sát điều tra đảm bảo đúng yêu cầu theo quy định chung thống nhất toàn
ngành kiểm sát. Các hồ sơ kiểm sát đều đầy đủ, phản ánh được diễn biến của cuộc điều tra, vai trò và các thao tác nghiệp vụ của Kiểm sát viên cũng như các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo VKS, phục vụ tốt cho công tác thực hành quyền công tố trong các giai đoạn tiếp theo.
Thông qua hoạt động của mình,VKS đã phát hiện nhiều vi phạm của Cơ quan điều tra và của Điều tra viên có ý kiến kịp thời: Với các vi phạm nhỏ thì kịp thời chấn chỉnh, yêu cầu khắc phục để loại trừ và rút kinh nghiệm; với các vi phạm nghiêm trọng hơn thì kiến nghị với Cơ quan điều tra để khắc phục và xử lý theo thẩm quyền. Công tác tập hợp và kiến nghị vi phạm của Cơ quan điều tra được làm khá tốt, định kỳ hàng 6 tháng và hàng năm, mỗi VKS cấp huyện đều có kiến nghị bằng văn bản đối với các vi phạm của Cơ quan điều tra. Trong những năm từ 2003- 2006, các VKS cấp huyện đã ban hành được 23 văn bản kiến nghị vi phạm của VKS đối với hoạt động của Cơ quan điều tra và các Điều tra viên. Nội dung của các kiến nghị đều tập trung vào các vi phạm như vi phạm về thời hạn chuyển hồ sơ phê chuẩn khởi tố,