Quán triệt và nắm vững các đường lối chính sách và yêu cầu đổi mới trong thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, nâng cao ý

Một phần của tài liệu Chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 78 - 80)

2000, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/102002 Về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày

3.2.2.Quán triệt và nắm vững các đường lối chính sách và yêu cầu đổi mới trong thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, nâng cao ý

đổi mới trong thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, nâng cao ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức và trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên cấp huyện

Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự là một trận chiến cam go, không kém phần nguy hiểm bởi đầy cám dỗ và thử thách mà mỗi Điều tra viên, mỗi Kiểm sát viên phải là một chiến sĩ trực tiếp đối mặt với những kẻ thù vừa hữu hình vừa vô hình cho nên rất cần có những Kiểm sát viên vừa phải thực sự là một chuyên gia pháp luật, nhất là pháp luật hình sự và tố tụng hình sự, vừa phải có vốn sống, có kiến thức về các lĩnh vực khoa học khác và đời sống xã hội, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có bản lĩnh vững vàng. Có như vậy họ mới có thể chủ động, tự tin và sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ, giải quyết công việc vừa đúng pháp luật nhưng cũng vừa mềm dẻo, có lý có tình, vừa đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của ngành vừa bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ nhân dân. Ngoài ra, việc nắm vững chuyên môn nghiệp vụ còn giúp các Kiểm sát viên định hướng cuộc điều tra đúng, đưa ra các yêu cầu điều tra chính xác, cụ thể, phát hiện chính xác và kịp thời các thiếu sót, vi phạm của Cơ quan điều tra, của các Điều tra viên để kiến nghị khắc phục, việc kiến nghị đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật, có sức thuyết phục… Đó cũng là sự khẳng định uy tín và vị thế của VKS đối với Cơ quan điều tra. Tuy nhiên, có một thực tế không thể không thừa nhận hiện nay là một tỷ lệ không nhỏ trong biên chế của VKS cấp huyện không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Điều này do nhiều lý do trong đó có lý do là một thời gian dài trong quá khứ, việc tuyển dụng biên chế vào ngành kiểm sát không hề qua chọn lọc, không được đào tạo cơ bản; mặc dù đến nay hầu hết các Kiểm sát viên VKS cấp huyện đều đã có bằng cử nhân Luật nhưng phần nhiều trong số đó là tốt nghiệp hệ chuyên tu, tại chức, số được qua chương trình đào tạo chính quy cơ bản chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 30% trong khi đó không thể phủ nhận rằng chất

lượng của việc đào tạo bằng hình thức chuyên tu, tại chức kém hơn hẳn so với chất lượng đào tạo hệ chính quy bởi vì các cán bộ theo học hệ này vừa không được chọn lọc thông qua thi tuyển chặt chẽ đầu vào, lại phải vừa làm việc vừa học tập, thêm vào đó những tiêu cực của nền kinh tế thị trường xâm nhập vào chốn học đường cũng ảnh hưởng xấu không nhỏ tới chất lượng đào tạo. Ngoài ra, còn có tình trạng một số cán bộ, Kiểm sát viên hoặc có tư tưởng tự mãn hoặc ngại học tập, dù thực lực không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của ngành nhưng lại không có ý thức đổi mới mình và phấn đấu vươn lên… Cho nên, vấn đề đặt ra là phải thường xuyên và không ngừng giáo dục chính trị, tư tưởng cho các cán bộ, Kiểm sát viên, quán triệt để họ nhận thức thấu đáo về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của VKS, của mỗi Kiểm sát viên trong công tác thực hiện chức năng để từ đó họ xác định được nhiệm vụ của mình và có hướng tự phấn đấu vươn lên.

Sai phạm nào cũng có thiệt hại nhưng sai phạm của cán bộ tư pháp là hậu quả rất nặng nề. Nếu bỏ lọt tội phạm thì tội phạm hoàn thành có thể gây hậu quả lớn có thể là rất lớn, rất nghiêm trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hội cả về sinh mạng con người, kỷ cương pháp luật xã hội không nghiêm, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội không được đảm bảo. Mặt khác nếu làm oan người vô tội thì không những cá nhân người đó phải chịu oan trái, đau khổ mà còn làm tan nát gia đình, con cái họ, làm cả dòng họ, quê hương đau buồn uất ức mất lòng tin vào công lý, vào chế độ, sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và tạo sự bất an xã hội [49].

Lời phát biểu này của đồng chí Trương Vĩnh Trọng không chỉ là ý kiến cá nhân đơn thuần mà đó cũng chính là yêu cầu, là đòi hỏi của Đảng, của Nhà nước và của toàn xã hội đối với công tác tư pháp, với công tác của VKSND, với mỗi cán bộ, Kiểm sát viên trong ngành kiểm sát.

Một phần của tài liệu Chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 78 - 80)