Tăng cường sự phối hợp giữa Viện kiểm sát cấp huyện với các phòng ban, đơn vị khác trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm

Một phần của tài liệu Chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 89 - 91)

2000, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/102002 Về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày

3.2.6. Tăng cường sự phối hợp giữa Viện kiểm sát cấp huyện với các phòng ban, đơn vị khác trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm

các phòng ban, đơn vị khác trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm

Đấu tranh phòng chống tội phạm là nhiệm vụ của cả xã hội song trước hết là nhiệm vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đó có VKS. VKS thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách độc lập theo quy định của pháp luật song để hoạt động đó có hiệu quả thì VKS không thể nào"đơn phương độc mã" mà phải tiến hành các hoạt động nghiệp vụ của mình trong mối quan hệ khăng khít với các cơ quan tiến hành tố tụng khác đặc biệt là Cơ quan điều tra, bên cạnh đó còn có các ban ngành khác của địa phương:

Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan Tòa án, Công an, Thanh tra, Tư pháp, các cơ quan khác của Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của mặt trận, các đơn vị vũ

trang nhân dân để phòng ngừa và chống tội phạm có hiệu quả, xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; tuyên truyền giáo dục pháp luật; xây dựng pháp luật; đào tạo bồi dưỡng cán bộ... (Điều 7 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002).

Các mối quan hệ nêu trên là các mối quan hệ phối kết hợp trong công tác nghiệp vụ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau, mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, phục vụ tình hình chính trị địa phương, đấu tranh phòng chống tội phạm.Thực tế cho thấy việc phối kết hợp chặt chẽ và có hiệu quả giữa các VKS cấp huyện với các cơ quan chức năng ở địa phương là một phương sách tốt cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả nhất là với các loại tội phạm được xác định là "điểm". Nhiều vụ án nhờ có sự phối hợp liên ngành ngay từ đầu trong đó có việc nắm bắt thông tin vi phạm và tội phạm, phân loại xử lý… nên việc khởi tố và xử lý đảm bảo có căn cứ, đúng thời hạn, các thiếu sót trong quá trình giải quyết các vụ án được phát hiện và khắc phục kịp thời. Vì vậy, các VKS cấp huyện phải xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng, phải là cơ quan tích cực và chủ động tìm hiểu và có sự tổng kết để tìm ra nguyên nhân, điều kiện, tính chất của tội phạm, kịp thời nắm bắt, báo cáo các vụ có tính chất phức tạp xảy ra trên địa bàn và tham mưu cho cấp ủy, Đảng các biện pháp chủ động phòng chống tội phạm trên địa bàn; cần định kỳ và thường xuyên báo cáo kết quả việc thực hiện công tác chuyên môn đơn vị mình để cấp ủy, Đảng địa phương nắm bắt được tình hình của công tác kiểm sát, quan tâm tạo điều kiện cho công tác kiểm sát, kịp thời có hướng chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn. Bên cạnh đó, VKS phải tranh thủ sự ủng hộ và tạo điều kiện của các ban ngành, đoàn thể ở cấp huyện, thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng xác định và có kế hoạch phối hợp công tác để vừa được tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, vừa đảm bảo phục vụ tình hình chính trị địa phương. Lẽ

tất nhiên, mối quan hệ này phải được xây dựng trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi ngành, dựa trên các nguyên tắc cơ bản và phải đảm bảo tôn trọng các nguyên tắc hoạt động đặc thù của mỗi ngành... và cùng hướng tới một mục tiêu chung là đấu tranh phòng chống tội phạm. Có như vậy, các VKS cấp huyện mới có thể tranh thủ được sự ủng hộ đồng tình, tạo điều kiện của các cấp ủy, Đảng và chính quyền ở địa phương, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w