0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Hoàn thiện các quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ VÀ VẬN DỤNG TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY POT (Trang 94 -105 )

đội ngũ cán bộ, công chức

Đội ngũ cán bộ, công chức chính là công cụ đắc lực, chủ thể trực tiếp thực thi các hoạt động quản lý của Nhà nước đối với xã hội, là mối dây liên hệ giữa Nhà nước với công dân, là cầu nối chuyền tải giữa chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước với xã hội và ngược lại, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Để bảo đảm sự vận hành đó, cần thiết phải xây dựng những quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát, quản lý đối với cán bộ, công chức; coi đó như điều kiện bảo đảm việc thực thi nhiệm vụ, công vụ một cách tích cực, đúng đắn của cán bộ, công chức, để họ thực sự vừa hồng, vừa chuyên. Thanh tra, kiểm tra, giám sát là biện pháp bảo đảm việc chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của

cán bộ, công chức. Quản lý thống nhất là bảo đảm cho hoạt động của cán bộ, công chức được nhất quán, nhịp nhàng, có trật tự và hướng tới tính hiệu lực, hiệu quả.

Hồ Chí Minh đã từng rất coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát đối với cán bộ. Người đòi hỏi kiểm tra cán bộ phải trở thành nền nếp và thực hiện một cách có hệ thống, qua đó chống được các bệnh quan liêu, bàn giấy, biết được các nghị quyết có được thực thi không, có đúng không và đúng tới mức nào. Người chỉ ra 3 lý do phải kiểm soát đối với cán bộ là: "1.Có kiểm soát như thế mới biết rõ cán bộ và nhân viên tốt hay xấu. 2.Mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các cơ quan. 3. Mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các mệnh lệnh và nghị quyết" [43, tr.287]. Theo Hồ Chí Minh có 2 cách kiểm soát: "Một cách là từ trên xuống. Tức là người lãnh đạo kiểm soát kết quả những công việc của cán bộ mình. Một cách nữa là từ dưới lên. Tức là quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cái cách sửa chữa sự sai lầm đó. Cách này là cách tốt nhất để kiểm soát các nhân viên" [43, tr.288].

Trong điều kiện đổi mới, hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức hiện nay, cũng cần phải lưu ý hoàn thiện các quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, công chức. Đó là điều kiện bảo đảm cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ một cách nghiêm chỉnh, đúng pháp luật, có hiệu quả cao. Thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát giúp cho cấp trên biết được cán bộ, công chức thuộc quyền thực hiện công việc được giao đến đâu, có đúng không, có gì sai sót không? Nếu có sai phạm thì có chỉ đạo, uốn nắn kịp thời. Đồng thời, thông qua đó còn có cơ sở thực chất để xem xét, đánh giá được đường lối, chủ trương của mình. Cũng qua thanh tra, kiểm tra, giám sát giúp cho cán bộ, công chức thấy được ưu điểm, nhược điểm của mình để có hướng điều chỉnh cho đúng, không bị trượt vào những sai lầm. Đặc biệt những quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát phải theo cách nhìn nhận là: "công tác kiểm tra, giám sát phải góp phần phát hiện và khắc phục được những khuyết điểm, thiếu sót khi mới manh nha"[12, tr.302]. Muốn thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát được, phải có công cụ. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay, công cụ số một, quan trọng nhất là pháp luật. Phải có

những quy định rõ về thẩm quyền và cơ chế bảo đảm thực thi thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát từ phía Nhà nước, hệ thống chính trị và nhân dân đối với cán bộ, công chức, nhất là việc thực thi quyền khiếu nại, tố cáo một cách dễ dàng, thuận lợi; đồng thời phải có quy định rõ việc cán bộ, công chức phải chịu trách nhiệm về những sai phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ của mình gây ra bằng cách quy định chế độ kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Những quy định này phải hết sức chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng để tạo ra sự thống nhất, khách quan trong thi hành, tránh những quy định chung vừa thiếu định lượng, định tính như hiện nay; ví dụ như quy định sai phạm "ở mức độ nhẹ" tại Điều 12 Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức; mức độ nhẹ là như thế nào không có quy định, giải thích rõ, gây khó khăn, dễ tạo ra sự tùy tiện chủ quan trong thực tiễn áp dụng. Cũng cần quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thủ tục, nguyên tắc trong xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức.

Điều đáng tiếc là trong Pháp lệnh Cán bộ, công chức hiện hành không có quy định cụ thể về thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của cán bộ, công chức, ngoài một quy định rất chung chung trong nội dung quản lý nhà nước về cán bộ, công chức tại Khoản 10 Điều 33 Pháp lệnh sửa đổi 2003: "10. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức", ngoài ra, chưa có nghị định của Chính phủ hướng dẫn rõ vấn đề này.

Để bảo đảm hoạt động của cán bộ, công chức được đúng đắn, thực sự hướng tới phục vụ nhân dân, rất cần thiết phải có những quy định cụ thể về thanh tra, kiểm tra, giám sát những hoạt động của cán bộ, công chức; trong đó phải chỉ ra được các cơ chế, phương thức và nguyên tắc cho các quy định này được triển khai thực hiện, nhất là vấn đề giám sát hoạt động của cán bộ, công chức- một trong những phương thức thể hiện rõ nhất tính dân chủ với nhân dân của nhà nước pháp quyền. Ngoài ra, còn cần phải có các quy định về kiểm tra, sát hạch thường xuyên và định kỳ đối với cán bộ, công chức; kết quả đó phải được công bố công khai, là cơ sở để xét nâng bậc lương, để bố trí, đề bạt, bổ nhiệm và xét hưởng các chế độ đãi ngộ khác.

Một nội dung quan trọng của pháp luật cán bộ, công chức là vấn đề quản lý cán bộ, công chức. Quản lý cán bộ là công việc khó và phức tạp, nó biểu hiện mối quan hệ tổng hợp về nhiều mặt: kinh tế, tổ chức, hành chính, chính trị, pháp lý, tâm lý xã hội…, đòi hỏi tính khoa học và cả nghệ thuật cao. Vì vậy đòi hỏi phải xây dựng được những quy định pháp luật về quản lý cán bộ, công chức rõ ràng, cụ thể, khoa học, là điều kiện bảo đảm cho pháp luật về cán bộ, công chức được thực thi nhất quán và có hiệu quả cao, giúp cho việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, phân phối và sử dụng cán bộ, công chức đúng với yêu cầu, nhiệm vụ của từng giai đoạn cụ thể.

Kết luận

Chúng ta đang trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hướng tới mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tiến trình ấy cần sự nỗ lực to lớn của toàn Đảng, toàn dân; trong đó đội ngũ cán bộ, công chức có vị trí, vai trò hết sức quan trọng.

Mặt khác, đặc trưng quan trọng cơ bản của nhà nước pháp quyền là phải luôn tôn trọng tính tối cao của pháp luật, coi pháp luật là công cụ hàng đầu và chủ yếu nhất trong điều hành, quản lý đất nước. Điều đó có nghĩa và đòi hỏi phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ, thống nhất, minh bạch và công khai. Như thế, đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về cán bộ, công chức nói riêng là nhu cầu, đòi hỏi tất yếu khách quan. Qua đó tạo ra cơ sở pháp lý cho việc hình thành đội ngũ cán bộ, công chức, cũng như cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức; đồng thời còn bảo đảm kiểm soát được quá trình đó, để nó diễn ra theo đúng những quy định của pháp luật, hướng tới phục vụ nhân dân, bảo đảm cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân.

Tiến trình đổi mới hiện nay do Đảng khởi xướng và lãnh đạo là tiến trình đổi mới mang tính toàn diện và sâu sắc. Trong suốt tiến trình ấy, Đảng xác định nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc biệt, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể nước ta. Chính tư tưởng ấy đã trở thành sợi chỉ đỏ dẫn đường xuyên suốt mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, không chỉ trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, mà còn mang tính tương lai bền vững. Tư tưởng Hồ Chí Minh được xác định "là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam" [11, tr.83], trong đó có tư tưởng về vấn đề cán bộ, về xây dựng và hoàn thiện nhà nước và pháp luật. Kết hợp những yếu tố đó là cơ sở tư tưởng quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức ở nước ta.

Hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đòi hỏi tất yếu khách quan trong tiến trình đổi mới hiện nay ở nước ta; bởi nghiên cứu, học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng đất nước là chủ trương chung của Đảng và Nhà nước ta, trong đó có nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên, là công bộc của nhân dân. Trong khi thực trạng pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta thời gian qua dù đã được hình thành và từng bước hoàn thiện, góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, nhưng còn chưa mang tính đồng bộ, thiếu sự thống nhất, chưa thực sự trở thành công cụ, cơ sở pháp lý đầy đủ cho xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực sự vững mạnh, trong sạch, đáp ứng yêu cầu đưa cán bộ, công chức trở thành đầu tầu của công cuộc đổi mới, xây dựng kinh tế, cải cách và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh là góp phần làm rõ những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam nói chung, cũng là góp phần quan trọng vào hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta. Đặc biệt là góp phần quan trọng vào việc tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và hình thành đội ngũ cán bộ, công chức vừa có đức, vừa có tài, vừa hồng, vừa chuyên, thực sự là công bộc của nhân dân.

Khi nghiên cứu đề tài cho bản luận văn này, tác giả thấy đã có nhiều tác phẩm, công trình khoa học, nhiều bài viết phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, hoặc đề cập tới vấn đề cấp thiết là hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, các tác phẩm, công trình, bài viết đó hoặc chỉ đề cập tới tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vận dụng trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh, hoặc phân tích thực trạng, đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức; mà chưa có sự gắn kết hai vấn đề đó với nhau.

Danh mục tài liệu tham khảo

1.Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 27/3/2003 về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới.

2.Lương Gia Ban (2004), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về trọng dụng nhân tài và vấn đề trọng dụng nhân tài trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Khoa học xã hội, (4), tr.27-30.

3.Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ - Viện Khoa học Tổ chức nhà nước (1998), Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4.Trường Chinh (1991), Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.

5.Phạm Hồng Chương (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh và một số vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000, Nxb Sự thật, Hà Nội.

7.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội.

8.Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Sự thật, Hà Nội.

9.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

10.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14.Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15.Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16.Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17.Nguyễn Trọng Điều (2005), "Về đánh giá, quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay", Tạp chí Cộng sản, (20), tr.12-16.

18.Phạm Văn Đồng (1998), Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19.Võ Nguyên Giáp (chủ biên) (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20.Lê Kim Hải (2004), "Tìm hiểu quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dục cán bộ, công chức", Tạp chí Quản lý nhà nước, (5), tr.30-32,37.

21.Nguyễn Ngọc Hiến (2003), "Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực", Tạp chí Quản lý nhà nước, (5), tr.2-6.

22.Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Xây dựng Đảng (2004), Giáo trình Xây dựng Đảng (hệ cử nhân chính trị), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 23.Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình các môn khoa học Mác-Lênin

và tư tưởng Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Trần Đình Huỳnh (2004), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về luân chuyển cán bộ", Tạp chí Tổ chức nhà nước, (8), tr.9-11.

25.Đặng Xuân Kỳ (chủ biên) (2004), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

26.Nguyễn Hiến Lê (dịch giả) (1995), Luận ngữ, Nxb Văn học, Hà Nội. 27.V.I.Lênin (1978), Toàn tập, Tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

28.V.I.Lênin (1975), Toàn tập, Tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 29.V.I.Lênin (1975), Toàn tập, Tập 42, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

30.C.Mác- Ph.ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31.C.Mác- Ph.ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32.C.Mác- Ph.ăngghen(1995), Toàn tập, Tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ VÀ VẬN DỤNG TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY POT (Trang 94 -105 )

×