Kiểm tra cán bộ và chính sách đối với cán bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay pot (Trang 47 - 49)

Theo Hồ Chí Minh, kiểm tra cán bộ là công đoạn quan trọng trong quá trình công tác cán bộ. Cần phải "Thường xuyên kiểm tra để giúp họ (cán bộ) rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm", và "Giao việc mà không kiểm tra, đến lúc thất bại mới chú ý đến. Thế là không biết yêu dấu cán bộ" [43, tr.276]. Việc kiểm tra cán bộ phải thành nền nếp, có hệ thống; kiểm tra phải theo cả hai chiều từ trên xuống và từ dưới lên. Để kiểm tra, quản lý cán bộ được tốt phải thực hiện nghiêm túc chế độ phê bình và tự phê bình. Hồ Chí Minh quan niệm kiểm tra và phê

bình cán bộ có mục đích để cán bộ không kiêu căng, "Làm cho họ thêm hăng hái, thêm gắng sức. Phải vun đắp chí khí của họ, để đi đến chỗ "bại cũng không nản, thắng cũng không kiêu" [43, tr.283]. Phương pháp và thái độ phê bình là "Phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời chớ dùng lời lẽ mỉa mai, chua cay, đâm chọc" [43, tr.232]. Kiểm tra, phê bình cán bộ, nhưng phải biết giữ gìn, bảo vệ cán bộ, tin vào cán bộ, kiểm tra, kiểm soát để giúp cán bộ phát huy ưu điểm, hạn chế, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm.

Hiểu rõ "Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém", Hồ Chí Minh rất quan tâm tới vấn đề cán bộ và công tác cán bộ một cách sâu sắc, toàn diện, trong đó không thể thiếu việc quan tâm tới chính sách đối với cán bộ. Như mọi người, cán bộ cũng cần tới những nhu cầu vật chất và tinh thần nhất định; vì vậy cần phải có chế độ đãi ngộ đối với cán bộ. Đó không chỉ đơn thuần là sự bù đắp tiêu hao năng lượng, mà còn là sự đánh giá, tôn trọng đối với cán bộ. Trong những năm đầu của chế độ mới, Hồ Chí Minh đã ký nhiều văn bản pháp luật cụ thể quy định về vấn đề này. Ngoài chế độ đãi ngộ thường xuyên, Hồ Chí Minh còn luôn chú trọng những phần thưởng đột xuất mang cả giá trị vật chất và tinh thần. Đó là những món quà nhỏ, những lời động viên, khen thưởng kịp thời khích lệ đối với cán bộ. "Đó có thể là một lá thư khen, một tấm áo lụa, một chiếc áo khoác chiến lợi phẩm, hoặc thậm chí là một lời chia buồn với những mất mát… nhưng mang ý nghĩa khích lệ to lớn" [53, tr.303]; như trường hợp khi nghe tin con trai bác sĩ Vũ Đình Tụng hy sinh, Hồ Chí Minh đã viết lời chia buồn: "Tôi nhận được báo cáo rằng: Con giai ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả các thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mỗi một thanh niên mất đi thì hình như tôi mất đi một đoạn ruột" [43, tr.40].

Chương 2

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay pot (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)