Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay pot (Trang 93 - 94)

bảo đảm tính riêng biệt cho đối tượng cán bộ, công chức, vừa bảo đảm tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật nói chung, tránh sự chồng chéo, trùng lặp không cần thiết với các quy định khác trong hệ thống pháp luật nói chung.

2.3.3.4. Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức chức

Trong Pháp lệnh Cán bộ, công chức hiện hành đã có quy định về quyền lợi của cán bộ, công chức, nhưng còn chung chung, thiếu tính cụ thể, hoặc trùng lặp với các quy định khác của các văn bản pháp luật khác một cách không cần thiết; như các quy định trùng với quy định trong Bộ luật Lao động, hay Luật Thi đua khen thưởng. Trong khi những vấn đề mang tính riêng biệt của cán bộ, công chức lại chưa có quy định cụ thể. Ví dụ quy định quyền lợi "chính sách về nhà ở, các chính sách khác và được bảo đảm các điều kiện làm việc" tại Điều 10 Pháp lệnh cán bộ, công chức; quy định khen thưởng đối với cán bộ, công chức cũng tại Điều 10 của Pháp lệnh khi "lập thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét nâng ngạch, nâng bậc lương trước thời hạn". Nhưng khi cán bộ, công chức có đủ các điều kiện trên thì lại không có quy định cụ thể hướng dẫn để thực hiện. Những vướng mắc, tồn tại đó không tạo ra sự động viên, thúc đẩy, kích thích cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ, làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng phục vụ của cán bộ, công chức, thuyên giảm động lực phấn đấu vì nhân dân của họ; điều mà Hồ Chí Minh trước đây đã rất có kinh nghiệm và làm rất tốt.

Cùng với các quy định về quyền của cán bộ, công chức, cũng cần hoàn thiện các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, nhằm tạo ra sự ràng buộc bảo đảm cán bộ, công chức làm tròn các chức trách, nhiệm vụ được giao, cũng như không được lợi dụng danh nghĩa nhiệm vụ, công vụ để mưu lợi cá nhân. Pháp lệnh Cán bộ, công chức hiện hành quy định nghĩa vụ cán bộ, công chức nói chung tại các Điều 6, 7, 8. Tuy nhiên, để bảo đảm cách hiểu và thực thi cũng như giám sát thực thi các nghĩa vụ đó của cán bộ, công chức được dễ dàng, nên có sự phân loại rõ thành từng nhóm nghĩa vụ. Đặc biệt, do đặc thù trong hoạt động của cán bộ, công chức, thấy rằng,

cán bộ, công chức không chỉ chịu trách nhiệm về hành vi thực thi nhiệm vụ, công vụ của mình khi còn đương là cán bộ, công chức, mà trách nhiệm ấy còn tồn tại ngay cả khi họ đã rời bỏ công việc của mình. Điều này có nghĩa cán bộ, công chức phải chịu trách nhiệm phát sinh do việc thực thi nhiệm vụ, công vụ của mình gây ra kể cả khi họ đã rời bỏ chức trách đã được giao bất kể lý do gì. Có như vậy mới nâng cao tính trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức và bảo đảm tính nghiêm minh, công bằng nói chung của pháp luật. Nhưng Pháp lệnh Cán bộ, công chức hiện hành không có quy định nào về vấn đề này.

Hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức cũng là một dạng thức lao động cụ thể, nhưng là lao động đặc thù, là hoạt động phục vụ thể hiện tính chất "là công bộc của nhân dân", nhưng nhìn chung là các hoạt động quản lý, có những dấu hiệu của quyền lực công, nên cán bộ, công chức phải chịu những hạn chế nhất định. Đó là những việc mà cán bộ, công chức không được làm. Những điều cần thiết này được quy định tại Chương III Pháp lệnh Cán bộ, công chức hiện hành là cần thiết để bảo đảm sự công tâm, vô tư, tận tụy trong phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức. Nhưng vẫn cần thiết phải có những nghiên cứu để bổ sung. Ví dụ như quy định cán bộ, công chức không được từ bỏ nhiệm sở, công việc, tham gia đình công, lãn công…

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay pot (Trang 93 - 94)